Trên màn hình, màu sắc diễn ra với cường độ mạnh hơn thực tế khi chúng được in ra là do màu sắc được hợp thành bởi ánh sáng chứ không phải chất liệu. Mắt người vốn quen thuộc với màu sắc hiện hữu dưới dạng in truyền thống, bởi thế chữ đen trên một nền trắng là một hòa sắc thích hợp giới hạn cho những ứng dụng trên màn hình.
Lý do để chọn nền xám
Có nhiều lý do để quyết định như vậy: màu trắng được thể hiện trên màn hình thông qua hệ thống màu cộng tính (additive color system), trên lý thuyết là sự phát sáng của mỗi màu với cường độ tối đa của chúng. Hơn nữa, màu đen được sử dụng cho chữ để làm đối trọng với một nền sáng như thế, kết quả sẽ là một sự tương phản tuyệt đối tương tự như loại tương phản hữu sắc bổ túc. Cả 2 nhân tố này đều tác động mạnh đến mắt người. Một cách để giảm độ tương phản là chuyển font chữ sang màu xám đậm trên nền trắng. Gõ chữ trắng trên một màn hình xám cũng đồng nghĩa với việc giảm độ tương phản – bởi vì càng giảm độ sáng của nền thì ta càng giảm độ căng thẳng của mắt. Độ tương phản có thể được hiệu chỉnh tốt hơn bằng cách đổi màu chữ qua lại giữa một màu xám nhạt và một màu xám trung bình. Với một vài người, sự phối hợp giữa chữ màu trắng/xám trên trên một nền đen/xám đậm dễ gây cảm giác đọc đoán. Nếu nền màu đen lại được đem phối hợp với một màu bạc 1 hoặc bạc 2 sẽ mang lại những hiệu quả rõ rệt, và không còn nghi ngờ gì nữa về một nguồn sinh lực mới cho thị giác, tuy nhiên lại gây cho người xem một cảm giác thiếu thuỷết phục. Cũng cần phải nhắc tới sự nguy hại của độ sáng thái quá và hiệu ứng lung linh thái quá do cường độ quá mạnh của màu nguyên. Một nền trắng được phối hợp với một màu nguyên sẽ gây cảm giác rin rít, khó chịu bởi quang độ mạnh của màu và độ sáng của nền thậm chí sẽ khiến cho chữ trở nên khó đọc. Trên một nền đen, người ta thường thích sử dụng một màu bạc 3 với độ bão hòa màu/độ no màu thấp (trong mối so sánh tương quan với độ bão hòa màu cao) hoặc thay thế nền đen bằng nền màu xám. Bạn vẫn cần cẩn trọng và chắc chắn rằng màu xám của nền không có cùng quang độ với màu chữ, nếu không bạn sẽ đánh mất độ tương phản và phần chữ (nhất là các fonts chữ nhỏ hơn) sẽ trở nên khó đọc. Một ký tự màu đen được đặt trên màu nền của một trang thì trông sẽ mạnh mẽ hơn một ký tự có màu trùng với màu của trang và được đặt trên một nền in đen. Đó là do sự hấp thụ ánh sáng của bề mặt giấy. Với các ký tự trên màn hình nhỏ hơn, nguỵ cơ các chi tiết của chữ (đặc biệt là các loại serif fonts) bị mất hút vào nền là rất lớn. Trên màn hình hiển thị, mọi thứ lại trái ngược hoàn toàn. Không giống như chất liệu, lý do khiến nền trắng trông không rõ nét là do ánh sáng phản quang của nó thì ít mà lý do chủ yếu lại là sự trắng sáng trên bề mặt được tạo ra bởi sự pha trộn màu cộng tính, phát quang ở mức độ tối đa mà chúng có thể. Điều này có nghĩa là một ký tự màu đen (được tạo bởi ánh sáng chết) xuất hiện mờ nhạt so với nền, trong khi một ký tự trắng sẽ hiện diện trên nền đen một cách rõ ràng hơn bởi cường độ ánh sáng của nó. Những ký tự màu đen thuộc font cỡ nhỏ trên nền trắng thường thiếu độ mạnh cần thiết, thậm chí trong các trường hợp chúng chỉ được sử dụng cho các hộp thoại. Cặp tương phản đen-trắng diễn ra mạnh hơn nhiều trên màn hình so với trên giấy in. Trong trường hợp này sẽ là thích hợp nhất cho việm đọc văn bản nếu chữ màu nhạt đặt trên một nền xanh lam đậm, sốt luận là cần nhấn mạnh điều này để nhà thiết kế khi thiết kế các kết xuất trên màn hình tránh việc cố gắng giả lập giấy in, thay vào đó nên tiếp cận màn hình như một thực thể trung gian với quyền hạn riêng, những qui luật và thuộc tính riêng của nó. Những hướng dẫn tương tự cũng được áp dụng cho một nền màu nguyên phối hợp với chữ màu đen đặt lên trên: quang độ của một màu nguyên được cho là quá sáng nếu được dùng làm nền cho font chữ màu đen. Các màu bạc 3 với độ sáng tự thân ở mức độ cao sẽ phù hợp hơn khi được sử dụng làm nền và thậm chí chúng có thể phối hợp tốt với màu đen. Hiệu ứng có thể được hiệu chỉnh tốt hơn nếu màu đen được thay thế bằng một màu xám đậm.
Để đảm bảo khả năng dễ đọc của chữ, nhà thiết kế phải thật cẩn trọng và đảm bảo chắc chắn rằng các cặp tương phản không quá mạnh hay quá yếu. Các cặp tương phản hữu sắc bổ túc diễn ra trên màn hình với cường độ mạnh hơn nhiều so với khi được in trên giấy in bởi màu sắc trên màn hình được tạo ra bằng sự pha trộn của ánh sáng. Xúc cảm thị giác đạt được (nhờ vào cường độ của ánh sáng được phát ra và độ thuần khiết của màu) đặc biệt thích hợp để thu hút sự chú ý nhưng không dễ điều chỉnh cho các bộ code trình bày chữ. Hiệu ứng lung linh của màu có thể gây cho các đoạn text nhỏ hẹp cũng như các fonts chữ nhỏ trở nên khó đọc thậm chí không thể đọc được do độ sáng thái quá ở những cạnh rìa. Những cặp màu bổ túc, hiện hữu với quang độ thực ở mức cao, có thể gây ra những nét viền sắc đối trọng với chúng và làm biến mất gần như toàn bộ chữ. Nếu trang thiết kế phải đạt yêu cầu ấn tượng về thị giác, kế đến bạn được phép hiệu chỉnh sắc điệu của độ bão hòa màu bổ túc hay được phép sử dụng một cặp tương phản cận bổ túc (một màu không đối diện trực tiếp trên bánh xe màu) để duy trì khả năng dễ đọc của chữ ở mức chấp nhận được thì chữ sẽ trở nên dễ đọc hơn mà vẫn không làm mất đi hiệu quả tổng thể. Tương phản sáng-tối, bằng cách sử dụng giải pháp chữ màu sáng trên một nền màu tối sẽ tạo cảm giác rất dễ chịu cho mắt: màu nền càng tiến gần tới màu đen thì độ phát sáng của nó càng lúc càng giảm thiểu. Do vậy để đảm bảo, dù nền không sáng, trang thiết kế vẫn thu hút sự chú ý của người xem, nhà thiết kế có thể chọn một tone màu sống động sử dụng làm màu chữ. Đối với đoạn text ngắn hơn hay trên những trang thiết kế mà người đọc có thể lướt mắt nhanh hơn một chút, cách thứ cung phối màu có thể được đảo ngược hoặc màu chữ được thiết lập đối trọng với một màn hình màu trắng khiến thiết kế trông có vẻ tươi tắn. Một nền tối vừa phải sẽ thích hợp để sử dụng cho một chủ đề cơ bản và phối hợp dễ dàng với các màu rất tối hoặc rất sáng. Tuy vậy nếu ta sử dụng các màu có cùng quang độ sẽ khiến chữ trở nên khó đọc. Đối với những tương phản dịu mắt, chúng ta có thể đạt được hiệu quả bằng cách sử dụng những cặp tương phản nhiệt (2 màu có cùng nhiệt độ được lấy ra từ những vị trí liên tục trên bánh xe màu). Trong trường hợp này, nhà thiết kế phải đặc biệt chú ý đến các cung bậc của quang độ nếu không font chữ nhỏ sẽ trở nên rất khó đọc.
Màu sắc và mối quan hệ
Trong những ngày xưa, họa sĩ và nhà thiết kế người Thụy Sỹ Johannes đã sáng tạo ra bánh xe màu sắc được tổ chức thành 12 màu sắc riêng biệt – nằm trên 1 vòng tròn thể hiện mối quan hệ của màu sắc. Màu sắc được thể hiện theo các cách sau đây:
- Những màu sắc cơ bản: xanh da trời, đỏ và vàng
- Các màu sắc phụ: xanh lá cây, cam và tím
- Các màu sắc bổ sung: đỏ-cam, đỏ-tím, vàng-cam, vàng-xanh lá cây, xanh da trời-tím và cuối cùng là xanh da trời-xanh lá cây.
Bánh xe màu sắc được tổ chức nhằm mục đích minh họa một cách trừu tượng màu sắc xung quanh một hình tròn để thấy mối quan hệ giữa các màu sắc cơ bản, màu sắc phụ và các màu sắc bổ sung. Biết được mối quan hệ giữa các màu sắc là bước đầu tiên trong việc phát triển bảng màu được sử dụng trong bảng hiệu quảng cáo cũng như bảng tên phòng.
Tối ưu độ tương phản màu sắc
Arthur và Passini là 2 người đã từng mô tả trong cuốn sách The Wayfinding của họ vào năm 1992 – một phương pháp tính toán độ tương phản giữa 2 màu sắc. Công thức được dựa trên chỉ số phản hồi ánh sáng (LR) theo tỷ lệ phần trăm cho mỗi 2 màu liên quan đến nhau. Bằng cách trừ màu tối từ màu sáng, chia cho chênh lệch của màu sáng hơn và nhân cho 100. Chúng ta sẽ có được độ chênh lệch sáng. Khi độ chênh lệch sáng từ 70% trở lên, thì khi đó mức độ dễ đọc trên bảng hiệu sẽ được đảm bảo. Còn ít hơn con số 70% đó, khả năng đọc trên bảng hiệu sẽ bị giảm xuống và những màu sắc đó không nên được sử dụng để kết hợp với nhau.
Xanh da trời
Xanh da trời là màu đại diện cho bầu trời và đại dương. Nó thường được sử dụng để mô tả độ sâu và sự ổn định. Tượng trưng cho sự tin tưởng, sự khôn ngoan, tự tin, thông minh, niềm tin và sự thật.
Màu xanh là một trong những màu sắc yêu thích của nhân loại, như đại diện cho bầu trời, thiên đường, niềm tin và sự hạnh phúc. Màu xanh da trời cực kỳ dễ nhận biết khi được sử dụng kết hợp với nội dung màu trắng. Ví dụ, khi bạn chạy ra ngoài đường, hầu như tất cả các loại biển báo đều là màu xanh da trời.
Để sử dụng màu xanh da trời làm màu nền trong các loại biển báo, hãy sử dụng nó một cách cẩn thận để tạo ra đủ độ tương phản sao cho bảng hiệu quảng cáo trở nên dễ nhìn nhất. Ví dụ, với màu xanh da trời nhạt, bạn sẽ cần phải dùng nội dung có màu sắc độ tương phản cao hơn như màu đen và màu xanh đậm sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Vị trí thích hợp khi sử dụng màu xanh da trời làm nền: biển hiệu trên đường cao tốc, biển hiệu cửa hàng bán lẻ, không gian ngoài trời.
Màu trắng
Màu trắng thường được gắn liền với ánh sáng, lòng tốt, sự ngây thơ, tinh khiết và trinh tiết. Nó được xem như là sự hoàn hảo.
Màu nền bảng hiệu trắng sẽ cho ra nhiều sự phối hợp màu sắc hoàn hảo nhất, nhưng bạn nên cẩn thận với màu trắng khi nó tiếp xúc với môi trường xung quanh. Chữ màu đen sẽ có xu hướng làm cho bảng hiệu quảng cáo trở nên khó đọc hơn. Chữ có màu sắc tương phản thấp sẽ phù hợp với màu nền trắng là xanh da trời, cam và đỏ.
Nền trắng có thể được dùng trong các dự án bảng hiệu quảng cáo – nơi mà thiết kế đóng vai trò to lớn hơn so với các hình thức làm biển hiệu khác. Ví dụ, sử dụng chữ bạc trên nền bảng hiệu trắng sẽ khiến cho bề mặt bảng hiệu quảng cáo trở nên khó đọc hơn bao giờ hết.
Khu vực thích hợp để sử dụng biển hiệu nền trắng: biển hiệu viện bảo tàng, biển tên phòng ban, bảng hiệu cửa hàng bán lẻ, sử dụng trong nhà và ngoài trời.
Kiểu chữ và độ tương phản màu sắc
Không chỉ độ tương phản quan trọng trong thiết kế biển hiệu, mà kiểu chữ hay typography cũng cực kỳ quan trọng không kém – sẽ làm cho biển hiệu của bạn trở nên hấp dẫn hay xấu xí đi. Khi sử dụng các kiểu chữ quá đậm, văn bản trên đó sẽ trông giống như làm mở rộng nội dung trên biển hiệu trở nên to thêm – văn bản trên đó sẽ trở nên khó đọc hơn. Cỡ chữ bình thường không phải in đậm thường sẽ là sự lựa chọn tốt nhất để có một chiếc biển hiệu quảng cáo dễ đọc nhất.