Sơ lược lịch sử của bảng chữ cái tiếng Việt
Hiện tại, bảng chữ cái tiếng Việt theo chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm có 29 chữ cái. Trong đó, có 22 chữ cái giống với tiếng Anh và 7 chữ cái biến thể được thêm dấu. Vậy bảng chữ cái tiếng Việt hiện đại được phát minh bởi ai và có những câu chuyện thú vị xoay quanh những chữ cái mà chúng ta sử dụng hàng ngày như thế nào? Hãy đọc bài viết này của Monkey để tìm hiểu thêm nhé!
Người sáng tạo
Giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes (1591-1660) được coi là người có công lao lớn nhất trong việc phát minh ra chữ quốc ngữ và in ra cuốn sách bằng chữ quốc ngữ. Trong những năm 1950 và giai đoạn 1985-1991, nhiều nhà nghiên cứu đã công nhận Rhodes là người có đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu và hoàn thiện phiên âm tiếng Việt sử dụng chữ Latinh.
Thực tế vào thời điểm đó, tiếng Việt dạng chữ Latinh có những ưu điểm rõ rệt hơn so với hình thức viết trước đó là chữ Nho và chữ Nôm. Mục đích ban đầu của ngôn ngữ Latinh là truyền bá Công giáo vào Việt Nam. Khi Pháp xâm chiếm Đông Nam Kỳ, chữ quốc ngữ được giảng dạy trong các trường học từ năm 1864. Cùng với đó, tờ báo Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam ra đời với tên là Gia Định báo.
Thời gian ra đời
Theo thông tin từ VNExpress, chữ quốc ngữ ra đời vào đầu thế kỷ 17. Ban đầu, chữ quốc ngữ được tạo ra để sử dụng trong các hội giáo. Nhưng khi người Việt Nam tiếp nhận, nó dần trở thành chữ cái của quốc gia và được áp dụng trong giáo dục và truyền thông tin.
Có bao nhiêu lần thay đổi?
Bảng chữ cái tiếng Việt có dấu đã trải qua nhiều sự thay đổi kể từ thời điểm trước đến nay. Những thay đổi này được thể hiện qua các từ điển được xuất bản từ giữa thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20.
Vào năm 1888, từ điển Việt – Pháp đã đề xuất thay đổi một số chữ cái để phù hợp với các ngữ âm tiếng Anh và tiếng Pháp. Tuy nhiên, đề xuất này không nhận được sự ủng hộ từ công chúng.
Vậy tại sao chữ quốc ngữ lại thay đổi? Nguyên nhân chủ yếu là để phù hợp với sự biến đổi ngữ âm tiếng Việt qua từng thời kỳ và để hoàn thiện chữ viết.
Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ cái?
Bảng chữ cái tiếng Việt theo ký tự Latin mà chúng ta sử dụng hiện nay có tổng cộng 29 chữ cái. Trong đó, có 22 chữ cái giống tiếng Anh và 7 chữ cái biến thể với dấu.
Chữ viết thường
Bảng chữ cái tiếng Việt có 2 cách viết thông thường là chữ viết thường và chữ viết hoa. Chữ viết thường được thể hiện bằng các nét ngắn nhỏ, tạo sự đồng bộ và dễ nhìn dễ đọc.
Chữ viết thường: a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y.
Chữ viết hoa
Chữ viết hoa cũng được tạo thành từ các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, nhưng được viết với những nét đậm, cứng cáp. Chữ viết hoa luôn thu hút và gây ấn tượng với người đọc.
Chữ viết hoa: A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y.
Xem thêm: Dạy bảng chữ cái tiếng Việt cho bé 5 tuổi và những điều cần biết
Nguyên âm (đơn, đôi)
Nguyên âm trong tiếng Việt là những âm thanh phát ra do sự dao động của thanh quản không bị cản trở. Nguyên âm có thể ghép với phụ âm hoặc đứng riêng lẻ để tạo ra từ có nghĩa. Vậy có bao nhiêu nguyên âm trong tiếng Việt?
Có 12 nguyên âm đơn về mặt chữ viết và 11 nguyên âm đơn về mặt ngữ âm. Ngoài ra, còn có 32 nguyên âm đôi và 13 nguyên âm ba.
12 nguyên âm đơn (chữ viết): a ă â e ê i o ô ơ u ư y
11 nguyên âm đơn (ngữ âm): A Ă Â E Ê I/Y O Ô Ơ U Ư
32 nguyên âm đôi: AI, AO, AU, AY, ÂU, ÂY, EO, ÊU, Í, IÊ/YÊ, IU, OA, OĂ, OE, OI, ÔI, ƠI, OO, ÔÔ, UA, ƯA, UÂ, ƯA,…
13 nguyên âm ba: OAI, OAY, OEO, UÔI, ƯƠI, UYA,…
Phụ âm
Trong tiếng Việt, có tổng cộng 17 phụ âm đơn và 10 phụ âm ghép.
17 phụ âm đơn: b c d đ g h k l m n p q r s t v x
10 phụ âm ghép: ng ngh nh th tr qu ch gh gi kh
Để trẻ có nền tảng tiếng Việt vững chắc và hỗ trợ tốt việc học trên lớp, ba mẹ hãy giới thiệu cho bé VMonkey – Học tiếng Việt theo Chương trình GDPT Mới cho trẻ Mầm non và Tiểu học. VMonkey cung cấp những bài học Vần giúp con đánh vần và phát âm chính xác cho toàn bộ bảng chữ cái, viết đúng chính tả, và không nói ngọng.
Đặc biệt, VMonkey còn cung cấp kho truyện tranh tương tác và sách nói khổng lồ, giúp trẻ tích luỹ vốn từ vựng tiếng Việt, tăng khả năng đọc – hiểu và hiểu biết về xã hội và thế giới xung quanh…
Bên cạnh số lượng chữ cái, người ta cũng quan tâm đến số lượng ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt có dấu. Vậy thực tế, bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu ký tự được sử dụng?
Hiện nay, bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm các ký tự dấu như sau:
- Ký tự dấu: Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng.
- Ký tự dấu câu: Dấu chấm than, dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi.
Các ký tự dấu có thể gây khó khăn cho người mới học (đặc biệt là trẻ em) do sự nhầm lẫn và khả năng nhận biết dấu chính xác của chúng. Ví dụ, trẻ khi học chữ thường thường gặp lỗi về dấu, như chữ “NGÕ” thường được viết sai thành “NGỎ”.
Bảng chữ cái tiếng Việt đã trải qua nhiều giai đoạn quan trọng để hình thành các ký tự hoàn chỉnh được sử dụng trong quá trình học tập. Trên đây là những chia sẻ của Monkey về các ký tự trong bảng chữ cái và câu trả lời cho câu hỏi “Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ?”. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.