Dạy bé học 29 chữ cái tiếng việt theo Bộ GD & ĐT đơn giản và hiệu quả nhất

Video đọc bảng chữ cái tiếng việt

Bảng 29 chữ cái tiếng Việt theo tiêu chuẩn Bộ GD và ĐT

Bảng chữ cái tiếng Việt đóng vai trò rất quan trọng đối với các trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị bước vào lớp 1 và cả người nước ngoài học ngôn ngữ của chúng ta. Để nói và viết tiếng Việt thành thạo, trước tiên người học cần nắm rõ cách viết và phát âm của từng chữ cái.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay gồm 29 chữ cái. Mỗi chữ đều được thể hiện dưới 2 dạng: chữ hoa và chữ viết thường. Số lượng chữ này tương đối nhiều, có thể khiến các trẻ ghi nhớ khó khăn hơn.

Dưới đây là bảng chữ cái tiếng Việt cho trẻ được sắp xếp theo tiêu chuẩn của Bộ GD và ĐT và kèm theo cách phát âm chuẩn nhất. Ba mẹ hãy lưu ý để dạy con học đúng nhé.

Bảng chữ cái tiếng Việt

Ngoài 29 chữ cái tiếng Việt, hiện nay Bộ Giáo dục cũng đang xem xét các ý kiến đề xuất bổ sung thêm 4 chữ trong bảng chữ cái tiếng Anh gồm f, w, j, z. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn đang nhận được những ý kiến trái chiều, chưa đưa ra quyết định thống nhất được.

Dạy trẻ học chữ cái tiếng Việt: Học về nguyên âm, phụ âm và dấu thanh

Sau khi dạy trẻ học 29 chữ cái tiếng Việt, thầy cô và ba mẹ cần giúp trẻ nắm rõ các quy tắc về nguyên âm, phụ âm và cách đặt dấu thanh.

Tìm hiểu về nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Việt

Sau khi dạy trẻ học 29 chữ cái tiếng Việt, ba mẹ hãy giúp trẻ nhận biết các nguyên âm. Trong bảng chữ cái tiếng Việt gồm có 12 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. Trong đó:

  • Nguyên âm đơn gồm: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư, y.
  • Nguyên âm đôi: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.

Khi học đọc các nguyên âm cụ thể, thầy cô và ba mẹ cần lưu ý cho trẻ những điều sau:

  • Hai nguyên âm “a” và “á” có cách đọc gần giống nhau, ơ và â cũng tương tự.
  • Hai âm “ă” và âm “â” không đứng một mình trong chữ viết tiếng Việt.

Tìm hiểu về phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt

Khi dạy tiếng Việt cho trẻ, việc phân biệt đâu là các phụ âm là điều rất quan trọng. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, hầu hết các phụ âm đều được viết bằng một chữ cái duy nhất như: b, t, v, s, x, r,… Bên cạnh đó còn có 9 phụ âm được viết bằng hai chữ cái đơn ghép lại với nhau, cụ thể như:

  • Ph: có trong các từ như: phở, phim, phăng, phấp phới,…
  • Th: có trong các từ như: thướt tha, thê thảm,…
  • Tr: có trong các từ như: tre, trúc, trèo, trước, trên.
  • Gi: có trong các từ như: gia giáo, giảng giải, gió,…
  • Ch: có trong các từ như: cha, chú, che chở, chó, chun, chuồn chuồn,…
  • Nh: có trong các từ như: nhỏ nhắn, nhẹ nhàng, nhà, nhanh nhẹn,…
  • Ng: có trong các từ như: ngây ngất, ngan ngát, ngun ngút,…
  • Kh: có trong các từ như: không khí, khập khiễng, khế, khiêng,…
  • Gh: có trong các từ như: ghế, ghi, ghé, ghẹ,…

Trong chữ cái tiếng Việt có duy nhất một phụ âm được ghép lại bởi 3 chữ cái, đó là chữ “Ngh”, được dùng trong một số từ như: nghề nghiệp, nghe, nghi ngờ,…

Ngoài ra còn có 3 phụ âm được ghép lại bằng nhiều chữ cái khác nhau, gồm:

  • Phụ âm /k/ được ghi bằng: K khi đứng trước i/y, iê, ê, e (Ví dụ: kí/ký, kiêng, kệ,…), Q khi đứng trước bán nguyên âm u (Ví dụ: qua, quốc, que…), C khi đứng trước các nguyên âm còn lại (Ví dụ: cá, cơm, cốc,…)
  • Phụ âm /g/ được ghi bằng: Gh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (Ví dụ: ghi, ghiền, ghê,…), G khi đứng trước các nguyên âm còn lại (Ví dụ: gỗ, ga,…)
  • Phụ âm /ng/ được ghi bằng: Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (Ví dụ: nghi, nghe, nghệ,…), Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại (Ví dụ: ngư, ngả, ngon, ngón,…)

Dấu thanh trong bảng chữ cái tiếng Việt

Có tất cả 5 dấu thanh được sử dụng trong bảng chữ cái tiếng Việt:

  • Dấu huyền ( ` )
  • Dấu sắc ( ´ )
  • Dấu hỏi ( ˀ )
  • Dấu ngã ( ~ )
  • Dấu nặng ( . )

Quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt như sau:

  • Nếu trong từ có một nguyên âm thì dấu được đặt ở nguyên âm. Ví dụ: u, ngủ, nhú,…
  • Nếu nguyên âm đôi thì dấu được đánh vào nguyên âm đầu tiên. Ví dụ: ua, của,… Một số từ như “quả” hay “già” thì “qu” và “gi” là phụ âm đôi kết hợp nguyên âm “a”.
  • Nếu nguyên âm 3 hoặc nguyên âm đôi đi cùng với 1 phụ âm thì đánh dấu vào nguyên âm thứ 2. Ví dụ từ khuỷu dấu sẽ nằm ở nguyên âm thứ 2.
  • Nếu nguyên âm là “ê” và “ơ” được ưu tiên khi thêm dấu. Ví dụ từ “thuở”, theo nguyên tắc dấu sẽ ở “u” nhưng do có chữ “ơ” nên đặt tại “ơ”.

Một số âm vị và cách phát âm

Ngoài nguyên âm và phụ âm, khi dạy chữ cái tiếng Việt cho trẻ, ba mẹ còn cần lưu ý đến một số âm vị và cách phát âm. Dưới đây là bảng dạy tiếng Việt cho trẻ về các âm vị và cách phát âm cụ thể như sau:

Bảng âm vị và cách phát âm tiếng Việt

Để dạy trẻ học 29 chữ cái tiếng Việt hiệu quả và dễ dàng, ba mẹ hãy lưu lại những “bí kíp” như sau:

1. Rèn luyện thói quen ham học từ nhỏ cho bé

Bất cứ thói quen nào cũng được hình thành trong trong một thời gian dài. Để trẻ học tốt, ba mẹ hãy tạo cho bé thói quen ham học, chịu khó, kiên trì và tập trung ngay từ khi còn nhỏ.

Ba mẹ nên tạo động lực cho con bằng cách khích lệ tinh thần, phần thưởng hoặc lồng ghép phương thức học và chơi để bé cảm thấy hứng thú hơn. Khi đã vào nề nếp, bé sẽ tự giác học và mức độ tiếp thu kiến thức cũng hiệu quả hơn mà ba mẹ không cần phải thúc giục, ép buộc con học chữ cái tiếng Việt.

Việc học theo phương pháp truyền thống chỉ tập trung vào các con chữ sẽ khiến bé nhanh cảm thấy nhàm chán. Để dạy chữ cái tiếng Việt cho bé tiếp thu một cách đơn giản và hiệu quả, ba mẹ có thể kết hợp cho bé quan sát các hình ảnh liên quan đến chữ cái đó. Từ đó giúp kích thích thị giác và khả năng ghi nhớ thông qua hình ảnh của bé.

Các hình ảnh để học có thể là đồ vật, con vật, trong nhà, hình ảnh trên sách, flashcard, hoặc nếu có thời gian, ba mẹ hãy tự tay thiết kế để làm giáo cụ cho con học. Quá trình tự tay làm vật dụng học tập cho con không chỉ giúp bé học tốt hơn mà đây còn là cách gắn kết tình cảm gia đình rất hiệu quả.

2. Ba mẹ đọc sách, kể chuyện cho bé nghe

Đọc sách, kể chuyện cho bé nghe là một trong những cách dạy tiếng Việt cho bé hiệu quả mà ba mẹ nên áp dụng. Việc này có tác dụng giúp kích thích trí tưởng tượng cho trẻ nên việc ghi nhớ các chữ cái thông qua truyện cũng dễ dàng hơn. Khi nghe truyện, trẻ còn học được thêm nhiều kiến thức bổ ích, ý nghĩa khác. Đồng thời, đọc sách cũng là cách tuyệt vời tạo sự gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và con cái.

Vì thế, ba mẹ nên tập thói quen nghe kể chuyện, đọc sách trước khi ngủ cho con. Và hơn hết, lựa chọn truyện phù hợp với lứa tuổi là điều cực kỳ quan trọng để nuôi dưỡng trí tuệ, cảm xúc và tâm hồn cho trẻ.

3. Dạy cho bé học từ những bài hát thiếu nhi

Dạy bé học 29 chữ cái thông qua các bài hát thiếu nhi trên youtube hiện nay được các ba mẹ áp dụng rất phổ biến. Với nhịp điệu ca từ vui nhộn, trẻ sẽ hứng thú hát theo giúp cho các con chữ có thể đi vào trí nhớ của bé một cách dễ dàng.

4. Học chữ thường trước, chữ viết hoa sau

Các chuyên gia ngành giáo dục khuyến cáo rằng, khi dạy bé học chữ cái tiếng Việt thì nên dạy trẻ học chữ viết thường trước rồi mới học chữ viết hoa. Điều này giúp bé có khả năng đọc chữ tốt hơn, ghi nhớ lâu và phản ứng nhanh. Vì vậy, phương pháp dạy này cũng được các giáo viên tiểu học áp dụng phổ biến tại các trường.

5. Kết hợp “học đi đôi với hành”

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Đúng vậy! Việc dạy tiếng Việt cho bé muốn đạt hiệu quả nhanh cần có sự kết hợp giữa “học” và “hành”. Ba mẹ nên biết cách vận dụng khéo léo việc học với thực hành thông qua các động vui chơi hàng ngày.

Đặc biệt, cách “hành” hiệu quả nhất là phụ huynh hãy dạy con “vừa đọc chữ vừa viết” sẽ giúp trí não của trẻ nhớ lâu hơn, học thuộc bảng chữ cái nhanh hơn. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi ba mẹ cần kiên nhẫn và dành nhiều thời gian hơn để dạy bé học chữ cái tiếng Việt.

6. Không ép bé luôn phải phát âm chuẩn

Khi mới dạy bé học chữ cái tiếng Việt, ba mẹ không nên đặt nặng vấn đề thành tích, ép buộc con phải nhớ nhanh và phát âm đúng. Việc đó có thể phản tác dụng, khiến bé cảm thấy bị áp lực và chán học. Thay vào đó, ba mẹ nên từ từ điều chỉnh các lỗi sai phát âm, lỗi viết của con, cố gắng khích lệ tạo động lực cho con học sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Thông qua cách dạy trẻ học 29 chữ cái tiếng Việt theo tiêu chuẩn Bộ GD&ĐT và các phương pháp được chia sẻ, ba mẹ hơn bao giờ hết có thể giúp con tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả. HEFC luôn đồng hành cùng ba mẹ trong quá trình giáo dục và phát triển của trẻ.

Related Posts

Dịch Tên Sang Tiếng Trung

Các HỌ trong Tiếng Trung Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 14 nhóm họ phổ biến, với đa số dân số mang những họ này….

Bỏ túi từ vựng tiếng Anh về tình yêu để “thả thính” crush

Bạn là một người yêu thích sự lãng mạn? Bạn muốn biết những câu “pickup line” (câu thả thính) để có thể “cưa đổ” trái tim người…

Cách xưng hô trong gia đình và thứ bậc, vai vế trong các gia đình Việt

Như đã biết, cách xưng hô trong gia đình Việt rất đa dạng và phong phú. Không giống như các nước Châu Mỹ hay Châu Âu, ngôn…

Cáo phó là gì? Ý nghĩa và nội dung bảng cáo phó

Một trong những việc cần thiết và quan trọng ngay sau khi ai đó qua đời là lập bảng cáo phó. Nhưng cáo phó là gì? Tại…

Tổng Hợp Các Câu Ngôn Ngữ Mạng Của Giới Trẻ Trung Quốc

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các câu ngôn ngữ mạng phổ biến của giới trẻ Trung Quốc. Khi lướt qua các…

[2023 CẬP NHẬP] Bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn Bộ Giáo Dục mới nhất

Video bảng chữ cái mầm non Bảng chữ cái tiếng Việt là nền tảng quan trọng nhất để học tiếng Việt. Ở bài viết này, trường mầm…