1. Ngôn ngữ Trung Quốc đại lục và ngôn ngữ Đài Loan là gì?
– Ngôn ngữ Trung Quốc đại lục (Mandarin): còn được gọi là Tiếng Hoa phổ thông hay tiếng Quan thoại chuẩn. Đây là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc và Đài Loan. Nó cũng là một trong 4 ngôn ngữ chính thức tại Singapore và Malaysia. Muốn học tiếng Trung chuẩn thì hãy học tiếng Quan thoại.
– Ngôn ngữ Đài Loan (Tiếng Phúc Kiến Đài Loan hoặc Tiếng Mân Nam Đài Loan) là phương ngữ Phúc Kiến của tiếng Mân Nam được 70% dân cư Đài Loan sử dụng. Đây là ngôn ngữ lớn nhất tại Đài Loan.
2. Sự khác biệt giữa hai loại ngôn ngữ này
Phát âm của hai ngôn ngữ này khác nhau, nhưng cả hai đều sử dụng chữ Hán. Tuy nhiên, sau Cách mạng văn hóa, Trung Quốc sử dụng chữ giản thể trong khi Đài Loan sử dụng chữ phồn thể. Chữ phồn thể khó viết và nhớ hơn do có nhiều nét lằng nhằng hơn so với chữ Hán giản thể mà Trung Quốc đại lục sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người thích chữ phồn thể hơn vì mỗi nét, mỗi chữ trong chữ phồn thể mang ý nghĩa cụ thể. Tính chất địa phương của các ngôn ngữ tại Trung Quốc rất rõ rệt, vì vậy cùng một chữ và cách viết nhưng lại có cách phát âm khác nhau. Chính vì vậy, trong quá trình giao tiếp, ngay cả những người Trung Quốc cũng gặp khó khăn vì sự khác biệt vùng miền, và họ thường dùng viết ra nếu không hiểu ngôn ngữ của đối tác.
Chữ giản thể dễ học và dễ nhớ, thuận tiện trong việc in ấn. Khi đọc trên màn hình PC hoặc laptop, không gây mỏi mắt. Viết chữ giản thể tay nhanh hơn nhiều so với chữ phồn thể. Tuy nhiên, nhược điểm của chữ này là có thể làm mất hoặc sai lệch ý nghĩa của hình tượng. Đồng thời, không thể viết thư pháp bằng chữ giản thể.
Chữ phồn thể rất khó học, nhưng sau khi học thuộc, bạn sẽ nhớ rất lâu. Nhược điểm lớn nhất của chữ phồn thể là những ưu điểm của chữ giản thể.
Phồn thể là ngôn ngữ giao tiếp phổ biến tại Đài Loan. Nếu có ý định làm việc, học tập hoặc định cư lâu dài tại đây, hãy học tiếng phồn thể ngay!
– Đã được chỉnh sửa bởi HEFC. Đặt câu hỏi hoặc tìm hiểu thêm về ngôn ngữ Trung Quốc và Đài Loan, hãy truy cập trang web hefc.edu.vn.