Nor trong vận tải là gì và các yếu tố, quy định có liên quan đến giao nhận hàng hóa là những điều mà nhiều người đang quan tâm và tìm hiểu. Hiện nay, nền kinh tế đang không ngừng phát triển, giao thương toàn cầu cũng trở nên thông dụng và đa dạng hơn. Để thuận tiện và thống nhất trong quá trình giao dịch quốc tế, các thuật ngữ xuất nhập khẩu đang dần trở nên quen thuộc với bất cứ ai trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nor trong vận tải là gì và những vấn đề liên quan trong bài viết dưới đây.
Xưởng xe ba bánh MTP chuyên cung cấp các loại xe ba bánh, xe ba gác, xe lôi chất lượng cao trên khắp thị trường ba miền Bắc Trung Nam. Với chất lượng tuyệt vời và giá cả cạnh tranh, các sản phẩm của xưởng MTP đã mang đến cho khách hàng những trải nghiệm và giá trị tuyệt hảo. Các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0938.551.456 (A. Sỹ) – 0949.240.345 (A. Phát) để nhận báo giá các loại xe ba gác chất lượng nhất nhé.
Nor trong vận tải là gì?
Nor trong vận t ải là thuật ngữ viết tắt của Notice of Readiness, hay còn gọi là thông báo sẵn sàng của hàng hóa trong xuất nhập khẩu. Đây chính là mốc tính thời gian làm hàng được quy định, tùy thuộc vào thuyền trưởng đưa ra thông báo sẵn sàng xếp dỡ và chủ hàng nhận thông báo này. Sau khi các bên trao và chấp nhận nor, tùy theo mốc thời gian thực hiện mà hàng hóa sẽ bắt đầu được xếp lên tàu hoặc dỡ từ tàu.
Tùy theo từng loại hợp đồng và thỏa thuận hai bên, thời gian cho phép xếp dỡ sẽ khác nhau. Theo như hợp đồng mẫu Gencon, thời gian cho phép xếp dỡ được tính bắt đầu từ 13 giờ nếu nor được trao và chấp nhận trước hoặc đúng 12 giờ trưa cùng ngày, hoặc tính là 6 giờ sáng của ngày hôm sau nếu nor được trao và chấp nhận vào giờ làm việc của buổi chiều ngày hôm trước.
Các phương pháp tính thời gian làm hàng
Trong hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế, để đảm bảo chất lượng và thời gian vận chuyển hàng hóa từ người bán đến tay người nhận, các mốc thời gian đều được quy định rất rõ ràng và chi tiết. Trong đó, khoảng thời gian cho phép để xếp dỡ hàng hóa cũng được quy định đầy đủ.
Trong thương mại hiện nay có hai cách quy định thời gian làm hàng, đó là quy định số ngày hoặc quy định mức xếp dỡ hàng hóa. Tùy theo từng loại hàng hóa và thỏa thuận của hai bên tham gia hợp đồng mà các bạn có thể lựa chọn phương thức tính thời gian xếp dỡ hàng phù hợp nhất.
Quy định số ngày
Đây là phương pháp cơ bản và rõ ràng nhất, với cách quy định số ngày riêng lẻ cho hoạt động xếp hàng và dỡ hàng, hoặc tổng thời gian cho phép cho hoạt động xếp dỡ hàng.
Ví dụ:
- Thời gian xếp hàng là 5 ngày, thời gian dỡ hàng là 6 ngày
- Thời gian cả xếp cả dỡ hàng là 11 ngày
Khái niệm ngày trong giao dịch thương mại quốc tế bao gồm rất nhiều định nghĩa, do đó, trong hợp đồng thuê tàu thì các bên cần quy định rõ ngày được hiểu theo nghĩa nào, để tránh những trường hợp hiểu nhầm và tranh chấp. Các bạn có thể tham khảo một số khái niệm về ngày như sau:
- Ngày (days): ngày tính theo lịch thông thường
- Ngày liên tục (running days/ consecutive days): những ngày kế tiếp nhau bao gồm cả ngày lễ và chủ nhật
- Ngày làm việc 24 giờ (working days of 24 hours): ngày làm việc trọn vẹn 24 giờ chứ không phải 8 giờ/ngày, cứ mỗi tổng 24 giờ xếp dỡ sẽ được tính là một ngày.
- Ngày làm việc (working days): ngày làm việc chính thức theo quy định của chính phủ tại các nước có cảng liên quan đến công việc xếp dỡ hàng hóa. Tính chất ngày làm việc chỉ được tính theo ngày, không tính đến việc có tiến hành xếp dỡ hay không.
- Ngày làm việc thời tiết tốt (weather working days): ngày làm việc chính thức tại cảng có liên quan, đồng thời ngày hôm ấy thời tiết tốt cho phép tiến hành xếp dỡ hàng hóa. Những ngày có thời tiết xấu như mưa bão, lũ, gió to,… sẽ không được tính vào thời gian làm hàng.
- Ngày làm việc 24 giờ thời tiết tốt (weather working days of 24 hours): Cứ mỗi 24 giờ xếp dỡ trong điều kiện thời tiết tốt sẽ được tính là một ngày.
Trong ngành hàng hải quốc tế, thông thường ngày được lựa chọn trong các hợp đồng vận tải là ngày làm việc 24 giờ thời tiết tốt. Đồng thời, trong hợp đồng cũng cần quy định rõ ngày lễ, chủ nhật có tiến hành làm hàng hay không để giảm bớt các rủi ro không đáng có. Tùy theo luật pháp của từng nước thì ngày lễ và ngày chủ nhật không giống nhau, tuy nhiên các bên có thể quy định vẫn làm việc hoặc không làm tùy theo thỏa thuận.
Quy định mức xếp dỡ
Đây là phương pháp được áp dụng cho hàng rời và được dùng cho toàn tàu hoặc một máng tàu trong ngày. Thời gian cho phép cũng có thể quy định riêng cho việc xếp hàng, dỡ hàng theo từng cảng khác nhau hoặc tính chung cho cả xếp và dỡ rồi mới tính thưởng phạt.
Trong hợp đồng cũng phải quy định rõ thời gian tàu phải chờ ở bến đậu, tàu chưa vào cầu, vào cảng, chưa làm xong thủ tục y tế, hải quan có được tính vào thời gian làm hàng hay không,… Ngoài ra, cũng nên quy định và thỏa thuận rõ chuyện miễn trừ tính thời gian làm hàng trong các điều kiện bất khả kháng như đình công, chiến tranh,…
Các yếu tố xác định sự sẵn sàng của hàng hóa
Không xét đến những yếu tố khách quan trong thời gian quá cảnh và các thủ tục y tế, hải quan khi tàu vào cảng, trong hợp đồng vận tải cần quy định rõ thời gian hàng hóa đã sẵn sàng để giao đi. Có rất nhiều yếu tố được dùng để xác định sự sẵn sàng của hàng hóa như tính có sẵn, hàng đã được đóng gói hay chưa và tình trạng chứng từ.
Tính có sẵn của hàng hóa
Trong hợp đồng mua bán quốc tế, hai bên tham gia cần thỏa thuận rõ ràng về nơi hàng hóa được chuẩn bị sẵn sàng, có thể là cơ sở sản xuất của người bán hoặc kho hàng do người mua chỉ định. Để đảm bảo việc vận chuyển được hoàn thành theo thỏa thuận giữa hai bên, chất lượng và số lượng của hàng hóa cần được cung cấp đầy đủ trong đơn đặt hàng, hóa đơn và danh sách đóng gói.
Hàng hóa được đóng gói và sẵn sàng giao
Để giảm thiểu rủi ro và hư hỏng trong quá trình vận tải, tất cả hàng hóa phải được đóng gói cẩn thận. Trong trường hợp hàng hóa chưa được đóng gói đúng cách, gây nguy hại đến chất lượng trong quá trình vận tải biển thì bên giao nhận có quyền từ chối hàng hoặc yêu cầu khoản chi phí phát sinh để đóng gói lại hàng hóa.
Bên cạnh đó, loại bao bì được dùng để bảo quản hàng hóa cần phù hợp với đặc điểm của từng loại hàng vận chuyển. Một số loại bao bì thông dụng trong vận tải quốc tế bao gồm thùng carton, thùng gỗ, bao kiện, thùng phuy, pallet,…
Tình trạng chứng từ
Trước khi hàng hóa sẵn sàng được gửi đi, lô hàng cần có đầy đủ các loại chứng từ cơ bản bao gồm hóa đơn thương mại và danh sách hàng hóa. Tùy theo từng thị trường nhập khẩu mà các bên sẽ bổ sung thêm những loại chứng từ khác nhau. Hàng hóa được xếp vào tình trạng sẵn sàng là khi tất cả các chứng từ cần thiết cho quá trình xuất nhập khẩu đã được chuẩn bị sẵn.
Một số thuật ngữ xuất nhập khẩu thông dụng khác
Để có thể đọc hiểu những hợp đồng xuất nhập khẩu cũng như hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế, các bạn có thể tham khảo một số thuật ngữ thông dụng sau đây.
Thuật ngữ | Ý nghĩa |
On-spot export | Xuất khẩu tại chỗ |
On-spot import | Nhập khẩu tại chỗ |
Export turnover | Kim ngạch xuất khẩu |
Import turnover | Kim ngạch nhập khẩu |
B/L (bill of lading) | Vận đơn |
Bonded warehouse | Kho ngoại quan |
CFS (container freight station) | Điểm thu gom hàng lẻ |
CO (certificate of origin) | Chứng nhận xuất xứ |
CQ (certificate of quality) | Chứng nhận chất lượng |
PL (packing list) | Bảng kê chi tiết các mặt hàng và quy cách đóng gói |
PI (proforma invoice) | Hóa đơn chiếu lệ |
CI (commercial invoice) | Hóa đơn thương mại |
Customs declaration | Tờ khai hải quan |
FCR (forwarder’s cargo of receipt) | Chứng từ chứng minh người giao nhận đã hoàn thành cơ bản các điều kiện đối với người mua của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế |
DOC (drop-off charge) | Phụ phí hoàn trả container |
Debit note/debit memo | Hóa đơn điều chỉnh tăng |
Credit note/credit memo | Hóa đơn điều chỉnh giảm |
FCL (full container load) | Hàng vận chuyển nguyên container |
Xưởng xe ba bánh MTP – chuyên các loại xe lôi, xe ba bánh, xe ba gác chất lượng cao
Bên cạnh vận tải biển, vận tải đường bộ là một trong những phương thức vận tải quốc tế đa dạng và có mức phí hợp lý. Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của giao thông vận tải, có rất nhiều phương thức vận tải được mở rộng và mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng. Trong đó, có phương thức vận tải bằng xe lôi, xe ba gác và xe ba bánh.
Khi nhắc đến xe ba bánh ở thị trường Việt Nam, thương hiệu xưởng xe ba bánh MTP là một trong những cửa hàng được rất nhiều khách hàng yêu thích và tin tưởng vì sự uy tín cũng như nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Khi quý khách đến với chúng tôi, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, lành nghề sẽ đảm bảo tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của các bạn và giúp khách hàng lựa chọn được chiếc xe ba gác phù hợp nhất với giá cả cạnh tranh.
Tất cả sản phẩm của xưởng xe ba bánh MTP đều có đầy đủ chứng từ CO-CQ chứng minh nguồn gốc, kiểm định chất lượng đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của luật Giao thông đường bộ. Với mức giá cạnh tranh nhất thị trường, chúng tôi đảm bảo mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất và đảm bảo mới 100%.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay trăn trở gì chưa rõ về các loại xe ba bánh cũng như giá cả, chất lượng và dịch vụ bảo hành xe ba gác ở xưởng xe ba bánh MTP, quý khách vui lòng liên hệ hotline 0938.551.456 (A. Sỹ) – 0949.240.345 (A. Phát) để được giải đáp và tư vấn tận tình nhé.
Thông tin liên hệ mua xe ba bánh giá rẻ, chất lượng tốt nhất:
CÔNG TY SẢN XUẤT XE BA BÁNH MẠNH TIẾN PHÁT
Văn phòng: 550 Cộng Hoà, Phường 13, Tân Bình, TPHCM
Địa chỉ 1: 121 Phan Văn Hớn, Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM
Địa chỉ 2: 39 Đường CN 13, KCN Tân Bình, Tân Phú, TPHCM
Địa chỉ 3: 668 Tỉnh lộ 2, Tân Phú Trung, Củ Chi, TPHCM
Xưởng lắp ráp Miền Bắc: Xuân Tiến, Xuân Trường, Nam Định
Xưởng lắp ráp Miền Nam: Khóm 7 thị xã Mộc Bài, Mộc Bài, Tây Ninh
Hotline tư vấn & đặt hàng: 0938.551.456 (A. Sỹ) – 0949.240.345 (A. Phát)
Email: [email protected]
Giao xe trên mọi miền tổ quốc cam kết chính hãng giá rẻ nhất thị trường
Với tiêu chí: “Cần là có – Tìm là thấy” – Xe Ba Bánh MTP luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ và sản phẩm chất lượng nhất.