Bút mài thầy Ánh là địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Số điện thoại: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169. Cửa hàng cung cấp bút mài thầy Ánh, mực Pelikan Đức và Pilot Nhật chính hãng, cam đoan đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất đến tay từng khách hàng.
Phương pháp học chữ cái theo nhóm giúp tập viết nhanh và hiệu quả
Phần lớn các bậc phụ huynh thường mắc phải nhiều lỗi khi dạy con viết. Một trong những lỗi điển hình là dạy một cách “tùy hứng”, tức là dạy chữ cái theo thứ tự bất kỳ. Tuy nhiên, lại không biết rằng học chữ cái theo nhóm là chìa khóa để giúp trẻ tập viết thành công. Vậy tại sao phương pháp này lại được coi là hiệu quả như vậy? Và bảng chữ cái tiếng Việt thường được chia thành mấy nhóm? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết hữu ích này.
Lợi ích của việc học chữ cái theo nhóm
Trong bảng chữ cái tiếng Việt, có tổng cộng 29 chữ cái, mỗi chữ có cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có sự tương đồng về nét. Để tập viết hiệu quả và dễ dàng hơn, đặc biệt là giúp trẻ ghi nhớ kiến thức lâu dài, các chữ cái sẽ được chia thành từng nhóm riêng biệt và dễ nhận biết. Các chữ có cấu tạo nét gần gũi hoặc có kích thước tương đồng sẽ được gộp chung thành một nhóm.
Nhờ phương pháp này, nhiều trẻ đã tập viết thành công chỉ trong thời gian ngắn.
Khi áp dụng phương pháp học chữ cái theo nhóm, bậc phụ huynh nên cho con thực hành nhóm có cấu tạo đơn giản trước. Hãy luyện theo bài mẫu luyện nét cơ bản và chữ viết thường trước. Sau đó, mới chuyển sang nhóm chữ phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn. Nên khuyến khích trẻ luyện tập thành thạo từng nhóm chữ một.
Cách chia nhóm chữ cái như thế nào?
Vì cấu tạo nét của chữ cái viết hoa và viết thường khác nhau, nên khi chia nhóm cũng có sự khác biệt.
Chữ cái viết thường thường được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1 (i, u, ư, t, n, m, v, r)
+ Khi luyện nhóm chữ này, trẻ cần chú ý đến nét móc hai đầu và nét móc xuôi vì chúng là các nét khó.
- Nhóm 2 (i, b, h, k, y, p)
+ Nét khuyết xuôi và nét khuyết ngược cần được chú trọng khi luyện viết nhóm này.
- Nhóm 3 (o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê, s)
+ Để viết tốt nhóm chữ này, trẻ cần tập trung viết thuần thục chữ o vì nét cong kín chữ o xuất hiện ở hầu hết các chữ cái trong nhóm.
Chữ cái viết hoa được chia làm 5 nhóm từ dễ đến khó như sau:
- Nhóm 1 (U, Ư, Y, V, X, N, M)
+ Ở những phần cong lượn, trẻ cần thực hành nhiều để làm cho nét chữ mềm mại hơn.
- Nhóm 2 (A, Ă, Â, N, M)
+ Khi viết các chữ ở nhóm 2, trọng tâm rèn luyện là nét móc ngược.
- Nhóm 3 (C, G, E, Ê, T)
+ Trong nhóm chữ này, chữ cái C và E tương đối khó viết. Trẻ cần luyện tập nhiều lần nét cong để viết chữ đúng chuẩn.
- Nhóm 4 (P, R, B, D, Đ, I, K, H, S, L, V)
+ Hầu hết các chữ cái của nhóm 4 đều có nét cơ bản được biến điệu hoặc có sự kết hợp hài hòa các nét cơ bản trong một nét viết.
- Nhóm 5 (O, Ô, Ơ, Q, A)
+ Các chữ cái viết hoa ở nhóm 5 thường được viết bằng 1 hoặc 2 nét. Có những nét đòi hỏi viết liền mạch và điều khiển đầu bút theo nhiều hướng. Như khi luyện viết chữ o thường, chữ O hoa cần được quan tâm nhiều hơn để tạo dáng đều đặn, cân đối và đúng chuẩn.
Phương pháp học chữ cái theo nhóm là cách học thông minh mà bậc phụ huynh nên áp dụng để giúp con có thể viết chữ đẹp. Với cách chia chữ cái theo nhóm như trên, chắc chắn bé sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn khi tập viết.
Bài viết được chỉnh sửa bởi: HEFC. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web HEFC.