Hướng dẫn cách học phiên âm tiếng trung Pinyin dễ học dễ nhớ

Phiên âm tiếng Trung Pinyin là gì? Bính âm, Phanh âm hay còn gọi với các tên khác là bảng phiên âm chữ cái tiếng Trung. Thực chất là việc sử dụng chữ Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ tiếng Hán xuất hiện từ năm 1958 và chính thức được người dân Trung Hoa sử dụng rộng dãi từ năm 1979 cho đến nay. Phiên âm tiếng Trung Pinyin được coi là công cụ đắc lực giúp cho người nước ngoài có thể đọc và nói tiếng Trung một cách dễ dàng, đặc biệt là đối với các nước phương Tây. Hôm nay qua bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu xem phiên âm Pinyin là như thế nào nhé!

Tìm hiểu bảng chữ cái bính âm

Đã bao giờ bạn tự hỏi BÍNH ÂM là gì? Tầm quan trọng của bính âm đối với những bạn mới bắt đầu làm quen với tiếng Trung là như nào, và tại sao có rất nhiều người quan niệm rằng phần Bính âm trong hán ngữ chính là bảng chữ cái tiếng Trung, chỉ cần học thuộc hết bảng bính âm thì coi như đã học xong bảng chữ cái tiếng Trung. Để học tốt và ghi nhớ phần này bạn cần nhớ cách đọc, cách phát âm và nguyên tắc ghép chữ một cách chính xác nhất.

Tìm hiểu thêm: Lộ trình học tiếng Trung cho người mới bắt đầu

Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thì tiếng Trung được cấu tạo nên bởi ba thành phần chính bao gồm: Thanh mẫu hay còn gọi là phụ âm trong tiếng Trung, vận mẫu hay còn gọi là nguyên âm trong tiếng Trung, và thanh điệu. Để có thể đọc và viết được tiếng Trung thì bạn cần phải học thuộc thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu, ngoài ra để học tốt tiếng Trung bạn cần phải nắm vững 8 quy tắc viết chữ Hán cơ bản.

Trong bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin dưới đây có 5 vận mẫu đơn bao gồm: a, o, e, i, u và thêm một âm đặc biệt là ü. Và 23 thanh mẫu bao gồm: b, p, m, f, d, t, n, l, g, k, h, j, q, x, z, c, s, zh, ch, sh, r, y, w. Do cách phát âm tiếng Trung có đặc thù riêng nên ngoài các thanh mẫu cơ bản trong Pinyin còn có thêm các phụ âm ghép để mô phỏng cách phát âm rõ ràng và chính xác nhất.

bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin nguyên âm đơn

Cách học phát âm nguyên âm đơn trong tiếng Trung

a – Cách phát âm – mồm há to, lưỡi xuống thấp. Là nguyên âm dài, không tròn môi. Cách phát âm gần giống “a” trong tiếng Việt.

o – Cách phát âm – lưỡi rút về phía sau, gốc lưỡi nâng cao ở vị trí giữa, hai môi tròn và nhô ra một tí. Là nguyên âm dài, tròn môi. Cách phát âm hơi giống “ô” trong tiếng Việt.

e – Cách phát âm – lưỡi rút về phía sau, gốc lưỡi nâng cao ở vị trí giữa, mồm há vừa. Là nguyên âm dài, không tròn môi. Cách phát âm hơi giống “ơ” và “ưa” trong tiếng Việt.

i – Cách phát âm – đầu lưỡi dính với răng dưới, phía trước mặt lưỡi nâng sát ngạc cứng, hai môi giẹp, bành ra. Là nguyên âm dài, không tròn môi. Cách phát âm hơi giống “i” trong tiếng Việt.

u – Cách phát âm – gốc lưỡi nâng cao, lưỡi rút về phía sau, hai môi tròn, nhô ra trước. Là nguyên âm dài, tròn môi. Cách phát âm hơi giống “u” trong tiếng Việt.

ü – Cách phát âm – đầu lưỡi dính với răng dưới, phía trước mặt lưỡi nâng sát ngạc cứng, hai môi tròn, nhô ra trước. Là nguyên âm dài, tròn môi. Cách phát âm hơi giống “uy” trong tiếng Việt.

Cách học phát âm phụ âm đơn trong tiếng Trung

Nhóm 1: Âm môi b, p, m, f

b – Là âm môi môi. Cách phát âm – hai môi dính tự nhiên, sau đó tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, không bật hơi. Cách phát âm gần giống “p” trong tiếng Việt.

p – Là âm môi môi. Cách phát âm – hai môi dính tự nhiên, sau đó tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi. Phát âm nhẹ hơn âm p nhưng nặng hơn âm b của tiếng Việt.

m – Là âm môi môi. Cách phát âm – hai môi dính tự nhiên, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm mũi, hữu thanh. Cách phát âm gần giống “m” trong tiếng Việt.

f – Là âm môi răng. Cách phát âm – môi dưới dính nhẹ với răng trên, luồng không khí từ khe giữa răng và môi thoát ra. Cách phát âm gần giống “ph” trong tiếng Việt.

Nhóm 2: Âm đầu lưỡi giữa: d, t, n, l

d – Là âm đầu lưỡi giữa. Cách phát âm – đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành trở ngại, sau đó bỗng hạ thấp, luồng không khí từ hang mồm thoát ra.(không bật hơi). Cách phát âm gần giống “t” trong tiếng Việt.

t – Là âm đầu lưỡi giữa. Cách phát âm – đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành trở ngại, sau đó bỗng hạ thấp, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi. Cách phát âm gần giống “th” trong tiếng Việt.

n – Là âm đầu lưỡi giữa. Cách phát âm – đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành trở ngại, luồng không khí từ hang mũi thoát ra. Là một âm mũi, hữu thanh. Cách phát âm gần giống “n” trong tiếng Việt.

l – Là âm đầu lưỡi giữa. Cách phát âm – đầu lưỡi dính vào lợi trên, luồng không khí từ hai mép lưỡi thoát ra. Là một âm biên, hữu thanh. Cách phát âm gần giống “l” trong tiếng Việt.

Nhóm 3: Âm gốc lưỡi g, k, h

g – Là âm gốc lưỡi. Cách phát âm – gốc lưỡi áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, sau đó bỗng tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, không bật hơi. Cách phát âm gần giống “c”, “k” trong tiếng Việt.

k – Là âm gốc lưỡi. Cách phát âm – gốc lưỡi áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, sau đó bỗng tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi. Cách phát âm gần giống “kh” trong tiếng Việt.

h – Là âm gốc lưỡi. Cách phát âm – gốc lưỡi nâng cao, nhưng không áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm xát, vô thanh. Cách phát âm gần giống “h” trong tiếng Việt.

Nhóm 4: Âm mặt lưỡi j, q, x

j – Là âm mặt lưỡi. Cách phát âm – mặt lưỡi áp nhẹ vào ngạc cứng, sau đó tách ra, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, không bật hơi. Cách phát âm gần giống “ch” trong tiếng Việt.

q – Là âm mặt lưỡi. Cách phát âm – mặt lưỡi áp nhẹ vào ngạc cứng, sau đó tách ra, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, có bật hơi. Cách phát âm khá giống với âm “sch” trong tiếng Đức hoặc đọc như “sờ chờ” trong tiếng Việt.

x – Là âm mặt lưỡi. Cách phát âm – mặt lưỡi nâng cao sát ngạc cứng, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm xát, vô thanh. Cách phát âm gần giống “x” trong tiếng Việt.

Nhóm 5: Âm đầu lưỡi trước z, c, s

z – Là âm đầu lưỡi trước. Cách phát âm – đầu lưỡi áp vào lợi trên, sau đó tách ra một tí, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, không bật hơi. Cách phát âm na ná “ch” trong tiếng Việt.

c – Là âm đầu lưỡi trước. Cách phát âm – đầu lưỡi áp vào lợi trên, sau đó tách ra một tí, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, có bật hơi. Cách đọc như chữ x ở một số vùng miền.

s – Là âm đầu lưỡi trước. Cách phát âm – đầu lưỡi nâng sát lợi trên, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm xát, vô thanh. Cách phát âm hơi giống “x” trong tiếng Việt.

r – Là âm đầu lưỡi sau. Cách phát âm – đầu lưỡi nâng sát ngạc cứng trước, luồng không khí thoát ra mồm thoe một đường nhỏ và hẹp. Là một âm xát, hữu thanh, lúc phát âm phải uốn lưỡi. Cách phát âm hơi giống “r” trong tiếng Việt.

Cách học phát âm phụ âm kép trong tiếng Trung

Trong tiếng Trung có tổng cộng 3 phụ âm kép được phát âm như sau:

zh – Gần giống “tr” (trong tiếng Việt). Cách phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi. Không bật hơi.

ch – Gần giống “tr” nhưng bật hơi. Cách phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi. Là âm bật hơi. Cách phát âm như âm “xờ chờ” trong tiếng Việt.

sh – Gần giống “s” nhưng nặng hơn. Cách phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi. Là một âm xát, vô thanh.

Chú ý: Trong nhóm này có 2 thanh mẫu (phụ âm kép) phát âm giống hệt nhau là zh và sh và rất dễ nhầm lẫn, để phát âm đúng và chính xác 2 phụ âm này các bạn phải thường xuyên luyện tập, làm đi làm lại nhiều lần. Còn phụ âm Ch cũng phát âm tương tự như 2 phụ âm trên chỉ khác là lúc phát âm bạn phải hắt mạnh hơi ra theo.

Ngoài cách đọc phát âm nguyên âm đơn và phụ âm kể trên trong tiếng Trung còn có biến thể nguyên âm kép của các nguyên âm đơn các bạn có thể thấy như dưới đây:

  • a: ai, ao, an, ang
  • e: ei, en, eng, er
  • o: ou, ong
  • i: ia, iao, ie, iou, ian, iang, in, ing, iong
  • u: ua, uai, uei, uo, uan, uang, uen, ueng,
  • ü: üe, üan, ün

Bảng chữ cái theo: a và e

bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin nguyên âm a, e

Bảng chữ cái theo: o và i

bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin nguyên âm kép o và i

Chú ý: Những chữ bôi màu xanh lá – khi đọc nguyên âm i sẽ phát âm lái sang âm ư. Xem thêm cách đọc trong phần thanh mẫu và vận mẫu nữa nha các bạn.

Bảng chữ cái theo: u và ü

bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin nguyên âm kép u và u

Và bây giờ sau khi đem các bảng chữ cái lại chúng ta sẽ có một bảng chữ cái phiên âm tiếng Trung Pinyin đầy đủ và chi tiết nhất. Bất kỳ ai muốn chinh phục tiếng Trung từ đầu đều phải học thuộc bảng chữ cái này, và đương nhiên bạn cũng phải là ngoại lệ, ngay từ những buổi học đầu tiên trong khóa học tiếng Trung sơ cấp dành cho người mới bắt đầu tại trung tâm ngoại ngữ HEFC chúng ta đã được học ngay rồi, hãy cùng nhau cố gắng các bạn nhé!

Bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin đầy đủ cho người mới học

bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin đầy đủ và chính xác

Bảng chữ cái la tinh tiếng Trung bính âm

Nguyên tắc học Pinyin bính âm

Thực ra nguyên tắc học bính âm trong tiếng Hán cực kỳ đơn giản

  • Phụ âm ghép với nguyên âm tạo thành một từ
  • Nguyên âm riêng đứng một mình cũng tạo thành một từ
  • Khi phát âm là sự kết hợp giữa phụ âm & nguyên âm sẽ tạo ra cách đọc chính xác của một từ
  • Thanh điệu tạo ra sự phát âm khác nhau cho các phiên âm viết giống nhau
  • Quy tắc biến âm sẽ làm cho cách đọc các âm Pinyin thay đổi

Tiếng Trung là một loại ngôn ngữ có cường độ biến điệu âm thanh rất mạnh, đối với những bạn đã học lâu và thành thạo thì việc học chữ Hán sẽ nhận thấy dễ dàng hơn so với việc đọc Pinyin, bảng chữ cái bính âm Pinyin thực chất chỉ là để hỗ trợ cho người mới học, ngoài ra còn giúp cho việc tra cứu từ điển trở lên dễ dàng hơn.

Như vậy đến đây tôi đã cung cấp cho các bạn các phương pháp học phiên âm bảng chữ cái phiên âm tiếng Trung Pinyin (bính âm) một cách đầy đủ và chi tiết nhất!

Lộ trình học tiếng Trung cho người mới bắt đầu

  • Buổi 1: Học phiên âm bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin
  • Buổi 2: Vận mẫu trong tiếng Trung
  • Buổi 3: Thanh mẫu trong tiếng Trung
  • Buổi 4: Tập viết chữ Hán
  • Học tiếp 76 bài học trong sách giáo trình Hán Ngữ phiên bản mới.

Cảm ơn các bạn đã xem và đọc bài, chúc các bạn có những buổi học thú vị và bổ ích.

HEFC. (N.D.). Học tiếng Trung

Related Posts

Dịch Tên Sang Tiếng Trung

Các HỌ trong Tiếng Trung Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 14 nhóm họ phổ biến, với đa số dân số mang những họ này….

Bỏ túi từ vựng tiếng Anh về tình yêu để “thả thính” crush

Bạn là một người yêu thích sự lãng mạn? Bạn muốn biết những câu “pickup line” (câu thả thính) để có thể “cưa đổ” trái tim người…

Cách xưng hô trong gia đình và thứ bậc, vai vế trong các gia đình Việt

Như đã biết, cách xưng hô trong gia đình Việt rất đa dạng và phong phú. Không giống như các nước Châu Mỹ hay Châu Âu, ngôn…

Cáo phó là gì? Ý nghĩa và nội dung bảng cáo phó

Một trong những việc cần thiết và quan trọng ngay sau khi ai đó qua đời là lập bảng cáo phó. Nhưng cáo phó là gì? Tại…

Tổng Hợp Các Câu Ngôn Ngữ Mạng Của Giới Trẻ Trung Quốc

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các câu ngôn ngữ mạng phổ biến của giới trẻ Trung Quốc. Khi lướt qua các…

[2023 CẬP NHẬP] Bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn Bộ Giáo Dục mới nhất

Video bảng chữ cái mầm non Bảng chữ cái tiếng Việt là nền tảng quan trọng nhất để học tiếng Việt. Ở bài viết này, trường mầm…