PIM (Product Information Management – Quản lý thông tin sản phẩm) là một hệ thống quan trọng trong doanh nghiệp, giúp đồng bộ thông tin về sản phẩm trên các hệ thống khác nhau như ERP, POS, CRM, SCM, v.v. và các kênh bán hàng toàn cầu. Đây được coi là “cánh tay phải” đắc lực của các tập đoàn lớn khi quản lý thông tin toàn diện.
PIM là gì?
PIM là hệ thống hoặc nền tảng được sử dụng để thu thập, tổ chức và quản lý thông tin chi tiết về sản phẩm cho doanh nghiệp. PIM bao gồm các thông tin như mô tả sản phẩm, hình ảnh, giá cả, thuộc tính sản phẩm, đánh giá và xếp hạng của khách hàng.
Các hệ thống PIM thường tích hợp dữ liệu từ ERP, CRM, POS và các hệ thống quản trị kinh doanh liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp. Sau khi tích hợp, dữ liệu được chia sẻ sẽ được xử lý và loại bỏ thông tin trùng lặp. Quản trị viên của hệ thống PIM có thể sắp xếp thông tin sản phẩm thành các danh mục và liên kết chúng với các kênh bán hàng.
Ảnh: PIM là gì? – HEFC
Lợi ích khi sử dụng PIM
Quản lý chính xác thông tin sản phẩm
PIM cho phép doanh nghiệp thu thập, tổ chức và quản lý thông tin sản phẩm một cách chính xác và đồng nhất. Điều này đảm bảo rằng thông tin sản phẩm được cập nhật đúng và đầy đủ trên tất cả các kênh bán hàng từ website thương mại điện tử, ứng dụng di động, mạng xã hội cho đến các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Amazon, v.v. Việc cung cấp thông tin sản phẩm chính xác giúp tăng độ tin tưởng và đánh giá cho thương hiệu.
Tiết kiệm thời gian và công sức
Hệ thống PIM tự động hóa việc nhập liệu, xử lý và phân phối thông tin sản phẩm. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức của nhân viên, đồng thời giảm nguy cơ sai sót so với nhập liệu thủ công. Với các quy trình làm việc hiệu quả, nhân viên có thể tập trung vào các công việc quan trọng hơn.
Tăng cường khả năng phân tích và đo lường
PIM cung cấp khả năng phân tích và đo lường hiệu quả của thông tin sản phẩm. Bằng cách theo dõi, đánh giá và phân tích dữ liệu sản phẩm, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hiệu quả của các chiến dịch marketing, xu hướng tiêu dùng và hành vi mua hàng của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả hơn trong tương lai.
Top 5 PIM dành cho doanh nghiệp Việt Nam
Akeneo
Akeneo là nền tảng PIM phổ biến được sử dụng trên toàn cầu với khả năng cung cấp các dịch vụ đa dạng, từ hệ thống PIM mã nguồn mở, PIM đám mây, v.v.
Ảnh: Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn: Akeneo – HEFC
Ưu điểm:
- Quản lý thông tin sản phẩm hiệu quả
- Khả năng tích hợp cao
- Khả năng mở rộng cao
Nhược điểm:
- Chi phí cao
- Độ phức tạp
- Hỗ trợ khách hàng hạn chế
1WorldSync
1WorldSync cung cấp giải pháp quản lý thông tin sản phẩm và đồng bộ hóa dữ liệu sản phẩm cho doanh nghiệp lớn. Họ xây dựng mạng lưới đồng bộ dữ liệu sản phẩm để kết nối các nhà cung cấp, nhà bán lẻ, nhà phân phối và các bên liên quan khác trên toàn cầu.
Ảnh: Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn: 1WorldSync – HEFC
Ưu điểm:
- Quản lý thông tin sản phẩm toàn diện
- Đồng bộ hóa dữ liệu sản phẩm trên toàn cầu
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Nhược điểm:
- Chi phí cao
- Các quy định, chuẩn mực rườm rà
- Phức tạp và khó sử dụng
Sales Layer
Sales Layer là nền tảng PIM được thiết kế để quản lý và tổ chức thông tin về sản phẩm hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và lớn trên toàn cầu. Đây là PIM được thiết kế riêng, có khả năng tùy chỉnh với chi phí tối thiểu là $1000/tháng.
Ảnh: Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn: Sales Layer – HEFC
Ưu điểm:
- Quản lý thông tin sản phẩm tập trung
- Quản lý quy trình và luồng công việc
- Tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh chóng
Nhược điểm:
- Phức tạp trong việc triển khai
- Yêu cầu đào tạo chuyên môn sử dụng
- Hỗ trợ kỹ thuật hạn chế
Salsify
Salsify là nền tảng PIM đám mây, cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp để quản lý và phân phối thông tin về sản phẩm của thương hiệu trên nhiều kênh bán hàng. Salsify hoạt động như một ứng dụng SaaS với chi phí sử dụng được tùy chỉnh cho từng doanh nghiệp, trung bình khoảng $2000 – $5000 mỗi tháng.
Ảnh: Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn: Salsify – HEFC
Ưu điểm:
- Quản lý quy trình công việc toàn diện
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ và đa khu vực
- Dễ dàng tích hợp với nhiều hệ thống
Nhược điểm:
- Chi phí triển khai và duy trì cao
- Khó khăn trong việc nhập dữ liệu ban đầu
- Độ phức tạp khi sử dụng
inRiver
inRiver là hệ thống PIM phục vụ quản lý và phân phối thông tin sản phẩm trên nhiều kênh bán hàng và các nền tảng thương mại điện tử khác nhau như Adobe Commerce, Shopify, WooCommerce, BigCommerce, v.v. Chi phí để sử dụng inRiver là khoảng $1000/tháng.
Ảnh: Top 5 nền tảng PIM cho doanh nghiệp lớn: inRiver – HEFC
Ưu điểm:
- Quản lý các biến thể của sản phẩm
- Hỗ trợ tích hợp DAM
- Khả năng mở rộng cao
Nhược điểm:
- Độ phức tạp của giao diện người dùng
- Đòi hỏi nguồn lực triển khai hệ thống PIM
- Khả năng tùy chỉnh phức tạp
Trên đây là tổng hợp 5 phần mềm PIM dành cho doanh nghiệp lớn với chi tiết về ưu và nhược điểm của từng hệ thống. Tùy thuộc vào nhu cầu và ngân sách, doanh nghiệp có thể lựa chọn PIM phù hợp nhất.
Liên hệ HEFC để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết!