16/07/2018Trước khi lựa chọn một loại mỹ phẩm, ngoài công dụng của nó là gì thì bạn đã bao giờ chú ý tới những thành phần khác trong sản phẩm chưa? Dưới đây là 10 thành phần mỹ phẩm độc hại bạn cần biết để tránh gây ảnh hưởng đến da và sức khỏe.
10 Thành phần mỹ phẩm độc hại bạn cần biết (Phần 1)
Trước khi lựa chọn một loại mỹ phẩm, ngoài công dụng của nó là gì thì bạn đã bao giờ chú ý tới những thành phần khác trong sản phẩm chưa? Dưới đây là 10 thành phần mỹ phẩm độc hại bạn cần biết để tránh gây ảnh hưởng đến da và sức khỏe.
1. Parabens
Nhận biết: Parabens là một trong những thành phần mỹ phẩm độc hại bị cấm ở châu Âu. Paraben thường được dùng dưới tên gọi Isopropylparaben, isobutylparaben, phenylparaben, benzylparaben và pentylpar. Paraben được dùng trong các sản phẩm trang điểm, mỹ phẩm, kem dưỡng ẩm, gel cạo râu… Tác hại: Paraben là chất kháng khuẩn và kháng nấm, được dùng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm. Parabens dễ dàng xâm nhập vào da và can thiệp vào chức năng hormon, gây ra bệnh ung thư vú. Một số nghiên cứu báo cáo paraben gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, làm rối loạn sinh sản nếu sử dụng lâu dài. Mặc dù paraben giúp bảo quản mỹ phẩm lâu hơn nhưng để đánh đổi lại các hậu quả thì bạn cần cân nhắc có nên dùng sản phẩm có chứa chất này không.
>> Xem thêm: Paraben free trên nhãn sản phẩm có nghĩa gì?
Thành phần Paraben trên nhãn sản phẩm
2. DEA, Cocamide DEA và Lauramide DEA
Nhận biết: Nhóm thành phần mỹ phẩm độc hại này được ghi trên nhãn bằng các tên sau: Triethanolamine, diethanolamine, DEA, TEA, cocamide DEA, cocamide MEA, DEA-cetyl phosphate, DEA oleth-3 phosphate, lauramide DEA, linoleamide MEA, myristamide DEA, oleamide DEA, stearamide MEA, TEA-lauryl sulfate.DEA chủ yếu được tìm thấy trong kem dưỡng ẩm và kem chống nắng, trong khi đó cocamide và lauramide DEA được tìm thấy trong xà phòng, chất tẩy rửa và dầu gội đầu. các sản phẩm khác như bọt cạo râu, kem đánh răng, kem nền, sản phẩm trang điểm… Tác hại: Đây là các nhóm chất nhũ hóa được dùng để tạo bọt và độ mịn cho sản phẩm, tuy nhiên chúng sẽ gây nhiễm độc cơ thể, tiếp xúc với liều cao của các hóa chất này có thể gây ra ung thư giãn và thay đổi tiền ung thư ở da và tuyến giáp, ung thư, nó gây ngộ độc cấp tính với các thủy sinh vật và các động vật hoang dã khác. Liên minh châu Âu đã xác nhận DEA là chất gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe nếu tiếp xúc trong thời gian dài.
DEA được ghi trên nhãn sản phẩm
3. Dibutyl Phthalate (DBP)
Nhận biết: Dibutyl Phthalate có dạng lỏng như dầu, thường ẩn trên phần nhãn sản phẩm theo các thuật ngữ hương thơm, có mặt trong các sản phẩm dạng lỏng như sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc, thuốc xịt tóc, … Tác hại: Tiếp xúc ở mức độ cao trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến gan/thận, dị tật thai nhi. DBP đã được xác định gây ra các khuyết tật bẩm sinh di truyền cho thai nhi về gan và thận khi người mẹ tiếp xúc với chất này trong thời gian dài. Ngoài ra, chất này còn ảnh hưởng xấu đến hệ nội tiết, cân bằng hoc-mon trong cơ thể. Hợp chất Phthalate còn làm tăng nguy cơ gây ung thư vú.
4. Phenoxyethanol
Nhận biết: Thành phần mỹ phẩm độc hại tiếp theo phải kể đến là Phenoxyethanol. Chất này được dùng trong các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, sữa tắm và kem dưỡng ẩm. Tác hại: Một số nghiên cứu cho thấy, Phenoxyethanol gây ra các hiệu ứng ở nồng độ vừa phải như biến chứng sinh sản, viêm da và nghiêm trọng hơn là thiệt hại cho não và hệ thần kinh. Nhật Bản đã cấm sử dụng Phenoxyethanol trong tất cả mỹ phẩm, trong khi hầu hết các quốc gia khác giới hạn sử dụng của nó với nồng độ dưới 1%.
Phenoxyethanol thường được dùng trong sữa tắm, dầu gội, sữa rửa mặt
5. Formaldehyde
Nhận biết: Formaldehyde, quaternium-15, DMDM hydantoin, imidazolidinyl urea, diazolidinyl urea, polyoxymethylene urea, sodium hydroxymethylglycinate, 2-bromo-2-nitropropane-1,3-diol (bromopol) and glyoxal. Hóa chất độc hại này được dùng để làm chất bảo quản, trong một số sản phẩm sơn móng tay, nước rửa móng tay, gel vuốt tóc, keo dán lông mi, xịt tóc, dầu gội, sữa tắm. Tác hại: Formaldehyde là thành phần cực kỳ độc hại đã bị cấm ở Canada, Thụy Điển, Nhật và Châu Âu. Formaldehyde là một chất gây ung thư và các bệnh nghiêm trọng như bạch cầu, ung thư tuyến tụy, ung thư da, xơ gan.
Formaldehyde là thành phần mỹ phẩm rất độc hại, có thể gây ung thư
6. Toluene
Nhận biết: Toluen là một hóa dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và than đá, ẩn dưới các tên như Benzen, Methylbenzene, Toluol, Phenylmethane, Toluen, … Toluene thường được tìm thấy trong nước sơn móng tay, keo dán, chất kết dính, chất tẩy rửa,… Tác hại: Chúng được nghiên cứu gây ảnh hưởng cho hệ thần kinh, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp khiến buồn nôn, kích ứng da. nhất là đối với phụ nữ mang thai, cần tránh tiếp xúc vì có thể ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi.
7. Propylene Glycol (PEG)
Nhận biết: Polyethylen thường được viết tắt là PEG/PEGs trên bao bì hoặc Propylene glycol, proptylene glycols, 1,2-propanediol. Propylene glycol là chất dùng để duy trì độ ẩm, độ mịn của sản phẩm dạng kem như kem dưỡng ẩm, phấn trang điểm, kem nền, dưỡng da, kem đánh răng, sữa dưỡng thể… Tác hại: PEG được tổng hợp bằng phản ứng hóa học tạo ra nhiều chất độc kèm theo như: Ethylene oxides, hợp chất polycyclic aromaticm, các kim loại nặng bao gồm chì, sắt, cobalt, nickel, cadmium, arsenic (thạch tín) có thể gây kích ứng da, khiến da khô, lão hóa và tổn thương… lâu dần trở thành “tiền đề” cho các bệnh gan, thận, đau tim, ung thư.
Thành phần PEG thường được dùng trong kem dưỡng da
8. Mineral oil (Dầu khoáng)
Nhận biết: Petrolatum, paraffinum liquidum, paraffin oil, cera microcristallina… Mineral Oil có công dụng làm mềm da, nên được dùng trong các sản phẩm dưỡng ẩm da, dưỡng môi, kể cả trong dầu thoa da trẻ em, kem nền, sữa tẩy trang, son dưỡng môi… Tác hại: Khi thoa lên da, mineral oil ngăn cản sự bài tiết của da, làm bít lỗ chân lông, gây ra mụn, kích ứng da và lão hóa sớm. Khi hấp thu vào cơ thể, Mineral oil chứa hóa chất độc hại PAHs có thể gây ung thư, làm suy yếu chức năng gan và suy giảm hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
9. Silicone
Nhận biết: Ít khi xuất hiện dưới cái tên Silicone mà thường được ghi là Dimethincone hoặc Cyclomethicone, Cyclotetrasiloxane. Silicone được dùng nhiều trong các loại kem lót, kem nền, phấn trang điểm, kem che khuyết điểm, có tác dụng che phủ lỗ chân lông, làm da láng mịn, tạo độ mượt mà, che khuyết điểm trên da. Tác hại: Nếu dùng nhiều và thường xuyên sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tăng tiết bã nhờn, kích ứng da và nổi mụn. Hơn nữa còn làm gia tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên Silicone là thành phần mỹ phẩm được FDA cho phép sử dụng với liều lượng thích hợp, do đó hạy chọn những sản phẩm có chất Dimethincone hoặc Cyclomethicone càng gần cuối danh sách thành phần càng tốt.
Sản phẩm trang điểm thường chứa silicon
10. Triclosan
Nhận biết: Triclosan là một chất kháng khuẩn và kháng nấm trong nhiều xà phòng rửa tay, chất khử trùng tay, chất khử mùi, chất tẩy rửa da, kem đánh răng. Tác hại: Triclosan là một chất có khả năng gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, ảnh hưởng đến tuyến giáp và hormone sinh sản của bạn. FDA Hoa Kỳ đã cấm dùng chất này trong các sản phẩm kháng khuẩn cá nhân. Sử dụng liều cao có thể dẫn tới ung thư.
Giữa muôn vàn sản phẩm trên thị trường làm đẹp hiện nay, làm sao để chọn được một sản phẩm phù hợp đã khó, việc làm sao biết được sử dụng lâu dài sản phẩm đó có an toàn không còn khó hơn. Hãy là một người làm đẹp thông minh, nhận biết được những thành phần mỹ phẩm độc hại nên tránh, để lựa chọn được sản phẩm tốt nhất và không gây hại cho sức khỏe của mình.
>> 10 thành phần mỹ phẩm độc hại cần biết (Phần 2)