Velocity Là Gì

Định nghĩa Velocity là gì?

Velocity (vận tốc, tốc độ) là một phương pháp cực kỳ đơn giản để đo lường chính xác tốc độ mà Development Team hoàn thành công việc một cách nhất quán. Velocity là cơ sở cho thấy lượng Product Backlog trung bình được chuyển thành phần gia tăng tính năng sản phẩm trong Sprint, được Development team theo dõi để sử dụng. Do đó, để tính toán velocity của nhóm, chúng ta chỉ cần cộng các ước lượng của các tính năng, user stories, yêu cầu hoặc backlog items được hoàn thành trong một lần lặp, 1 Sprint.

Tìm hiểu velocity là gì trong Agile

Nói cách khác, velocity còn được định nghĩa là “thước đo năng lực làm việc mỗi lần lặp của một nhóm”. Giúp đo lường mức độ công việc mà Scrum team có thể thực hiện trong các lần lặp trong tương lai, dựa trên số lượng công việc mà họ đã hoàn thành trong các lần lặp trước. Điều này giúp nhóm theo dõi và truyền đạt những gì họ đã hoàn thành, dự đoán những gì họ sẽ có thể hoàn thành trong tương lai và dự báo khi nào dự án (hoặc release) có khả năng được hoàn thành.

Mối quan hệ giữa velocity và story points trong Scrum

Story points được sử dụng để ước lượng độ lớn, độ phức tạp cho công việc triển khai một user story nhất định. Tổng số story points được hoàn thành trong mỗi Sprint được theo dõi như velocity của dự án. Vậy mối liên quan giữa velocity với story points là gì?

  • Các nhóm thường sử dụng “velocity” làm thước đo năng suất để cho người dùng/khách hàng biết chính xác tốc độ của Scrum team.
  • Nếu ước lượng về story points của nhóm được duy trì trong suốt dự án thì sẽ rất hợp lý khi sử dụng story points để đại diện cho “velocity”.
  • Nếu sự nhất quán không chỉ trong nhóm, mà còn giữa các nhóm với nhau, thậm chí ở cấp toàn công ty thì velocity sẽ không chỉ đo lường năng suất mà còn so sánh tình trạng của từng nhóm.
  • Nếu giá trị của story points ổn định, thì nó có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc lập kế hoạch release, giúp nhóm có thể đánh giá các tiến độ khả thi sau đó.

Cách ước tính chính xác velocity là gì?

Trong Scrum, velocity giúp chúng ta hiểu nhóm của mình sẽ mất bao lâu để hoàn thành Product backlog. Tuy nhiên, thông thường phải mất vài Sprint để nhóm tìm ra velocity ổn định hơn. Để ước tính velocity chính xác hơn cho nhóm, có thể tích lũy kinh nghiệm dựa trên thành tích trong quá khứ của nhóm. Nó sẽ là dự báo chính xác hơn về số lượng story point mà một nhóm có thể thực hiện trong Sprint. Đối với mục đích dự báo, nên sử dụng giá trị trung bình của ba hoặc bốn velocity của sprint gần nhất.

Giả sử một nhóm Scrum mới đã lên kế hoạch hoàn thành 39 story points trong sprint đầu tiên của họ, cuối cùng họ chỉ có thể hoàn thành 38 story points. Vậy velocity trong trường hợp này là 38.

quan hệ giữa velocity và story points trong Scrum

Những cách ước tính chính xác velocity là gì

Nói chung, velocity thường thay đổi nhiều nhất trong vài lần lặp đầu tiên và sau đó sẽ bắt đầu ổn định. Điều này là do nhóm phải làm quen với việc làm cùng nhau, làm quen với các công cụ của dự án và tương tác thoải mái với các bên liên quan của dự án. Khi sản phẩm lớn hơn, sẽ có nhiều thứ để bảo trì, tái cấu trúc và có thể hỗ trợ nếu các phiên bản đầu tiên của sản phẩm đã được triển khai. Nhìn chung, độ phức tạp của dự án càng ngày càng tăng, và velocity có xu hướng ổn định.

Velocity trung bình dựa trên các ghi chép sprint trong quá khứ

Nếu một công việc hoặc user story mới chỉ hoàn thành một phần thì không được tính vào velocity của nhóm. Chỉ user stories được đánh dấu là ‘Hoàn thành’ mới được tính, ngay cả khi chỉ còn một chút việc để làm cũng không được tính.

Dựa trên chỉ một Sprint đầu tiên, velocity chưa phải là một số liệu đáng tin cậy để đưa ra dự đoán chính xác, nhưng nó giúp nhóm hiểu được họ có thể cam kết hoàn thành bao nhiêu công việc trong một Sprint, cũng như theo dõi tiến độ của họ trong Sprint đó.

Bây giờ, nhóm mới tiếp tục phát triển tới Sprint 4 và story points của họ trong sprint đầu tiên là 38, 29 trong sprint thứ hai, 38 trong sprint thứ ba và 39 trong sprint thứ tư. Vậy velocity trung bình ước tính sau 4 lần sprint là 36.

Làm thế nào để ước tính velocity một cách chính xác

Velocity cho bạn biết nhóm của bạn có thể làm được bao nhiêu story point trong một Sprint

Vào cuối mỗi sprint, chúng ta có thể đếm tổng số story points đã được Product Owner chấp thuận hoàn thành. Nhiều nhóm biểu diễn Velocity của họ trên mỗi sprint dưới dạng biểu đồ cột, để có thể xem họ đã làm như thế nào qua nhiều sprint. Vì thang điểm ước lượng story point của mỗi nhóm là khác nhau, chúng ta không thể sử dụng velocity để so sánh các nhóm với nhau.

  • Sprint velocity: Dưới đây là biểu đồ cột về tổng số story points đã hoàn thành trong 4 sprint. Nếu nhóm đang sử dụng cùng một thang điểm để ước tính trong mỗi sprint, nhóm có thể sử dụng con số này để so sánh lượng công việc đã được thực hiện từ sprint này sang sprint. Để tạo biểu đồ này, nhóm chỉ cần cộng số story points trong cột Hoàn thành của Task Board (bảng công việc – sẽ tìm hiểu trong những bài viết sau) ở cuối mỗi Sprint.

Velocity cho bạn biết nhóm của bạn có thể làm được bao nhiêu story point

  • Sprint velocity với points đã cam kết: Bên dưới đây là biểu đồ cột về tổng số story points mà nhóm đã đưa vào sprint có màu xám và story points mà nhóm thực sự hoàn thành có màu đen. Để tạo biểu đồ này, nhóm chỉ cần cộng story points trong sprint backlog sau buổi lập kế hoạch và đánh dấu đó là con số đã cam kết. Vào cuối sprint, họ theo dõi velocity bằng cách cộng tất cả story points trong cột Hoàn thành của task board.

Dựa trên velocity của các sprint trước đó nhóm có thể hoàn thành các mục tiêu sau:

  • Theo dõi mức độ nỗ lực mà nhóm đã báo cáo là hoàn thành cho mỗi sprint.
  • Ước tính mức độ nỗ lực mà nhóm có thể xử lý backlog trong các sprint ở tương lai nếu thành phần nhóm và thời gian sprint của bạn không đổi.

Sprint velocity với points đã cam kết

Tổng kết

Mục đích của theo dõi velocity là cải thiện khả năng của nhóm trong việc ước tính mức độ công việc mà họ có thể hoàn thành một cách nhất quán và đáng tin cậy. Hi vọng qua bài chia sẻ này bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về velocity là gì, cũng như cách sử dụng sao cho hiệu quả, mang lại hiệu suất cao nhất trong công việc để hướng đến mục tiêu chung của nhóm.

Kiến thức tổng hợp bởi Trainer Nguyễn Hải Hà (PMP®, PMI-ATP Instructor)

HEFC

Related Posts

Xét nghiệm Giải phẫu bệnh – Dẫn đường cho việc điều trị

Xét nghiệm giải phẫu bệnh được thực hiện trên những mẫu bệnh phẩm tế bào, bệnh phẩm mô từ các cơ quan trong cơ thể được sinh…

Phương pháp điều trị tủy răng tại nha khoa hiện nay

Viêm tủy răng là một trong những vấn đề về sức khỏe răng miệng nghiêm trọng. Người mắc viêm tủy răng không chỉ phải chịu đựng những…

Mỹ thuật ứng dụng là gì? (cập nhật 2023)

Khi những giá trị thẩm mỹ ngày càng được chú trọng thì các phẩm mỹ thuật ứng dụng ngày càng đi sâu vào đời sống của mọi…

Bát quái đồ là gì? Ý nghĩa và vai trò của bát quái trong phong thủy

Bát quái đồ là vật phẩm phong thủy được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến trong văn hoá phương Đông, nhằm mang lại những niềm…

Du học ngành khoa học ứng dụng và cơ bản

>> Du học ngành khoa học đại cương >> Các trường có đào tạo ngành Khoa học ứng dụng và cơ bản Khoa học Ứng dụng và…

Trồng răng implant là gì? Những điều cần phải biết trước khi chọn trồng răng implant

Trồng răng implant là phương pháp trồng răng cấy trụ kim loại vào xương hàm để thay thế cho răng đã mất. Chính vì vậy trụ implant…