Target Customer – hay còn gọi là khách hàng mục tiêu – đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định hướng phát triển, tiếp cận thị trường và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Ngoài ra, Target Customer còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Target Customer là gì và những cách hiệu quả để xác định khách hàng mục tiêu.
Tổng quan về Target Customer
Để điều chỉnh chiến lược tiếp thị phù hợp với khách hàng, việc hiểu rõ Target Customers là một yếu tố quan trọng. Dưới đây là định nghĩa chi tiết về Target Customers mà bạn cần nắm rõ trước khi triển khai.
Định nghĩa Target Customer là gì?
Target Customer hay khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận để quảng cáo và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình. Khách hàng mục tiêu thường được xác định dựa trên độ tuổi, giới tính, sở thích, địa điểm sinh sống, tình trạng hôn nhân,…
Bạn có thể xây dựng chiến lược marketing dựa trên sở thích, nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Việc xác định khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp tập trung marketing và phát triển sản phẩm, dịch vụ một cách hiệu quả hơn, đồng thời đạt được mục tiêu mong muốn.
Ảnh: Target Customer là gì?
Vai trò của Target Customer
Xác định chính xác Target Customer giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn thông qua các chiến dịch quảng cáo đã được tối ưu hóa. Những chiến dịch này giúp loại trừ chi phí không cần thiết cho nhóm khách hàng không mang lại lợi nhuận.
Mong muốn của khách hàng tiềm năng là động lực để doanh nghiệp thúc đẩy chiến dịch marketing. Bằng cách thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể biến họ thành khách hàng trung thành và thường xuyên đặt hàng. Khi cá nhân hóa các chiến dịch marketing cho khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả tốt hơn so với việc tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng không xác định.
Ảnh: Vai trò của Target Customer
Tầm quan trọng của việc xác định đúng đối tượng khách hàng
Việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu mang lại những lợi ích như:
Hiểu rõ mong muốn, nhu cầu của khách hàng
Doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu dễ dàng thông qua việc xây dựng chân dung khách hàng. Điều này là rất quan trọng để doanh nghiệp có thể bán hàng, tạo chương trình khuyến mãi và ưu đãi nhằm tăng doanh số.
Xây dựng chiến lược marketing thành công
Xác định chính xác Target Customer đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả. Hoạt động này ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện inbound marketing bao gồm: Social Media, viết content, PR… Đây là những yếu tố quan trọng để nuôi dưỡng và chăm sóc khách hàng tiềm năng.
Ảnh: Xây dựng chiến lược marketing thành công
Cải tiến sản phẩm chất lượng hơn
Khi đã biết chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, doanh nghiệp có thể cải tiến hoặc cho ra đời những sản phẩm mới phù hợp hơn với những gì khách hàng mục tiêu mong muốn.
Những cách xác định Target Customer
Rõ Target Customer giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian và chi phí marketing, đồng thời nhanh chóng đạt hiệu quả chuyển đổi. Dưới đây là 3 cách xác định Target Customer bạn có thể tham khảo:
1. Vẽ chân dung khách hàng
Ở bước này, bạn sẽ dựa trên những dữ liệu thực tế về hành vi mua hàng, nhân khẩu học của khách hàng. Phân tích và đánh giá những mối quan tâm, động cơ và lịch sử cá nhân để xác định được chân dung khách hàng theo những yếu tố sau:
- Độ tuổi: Độ tuổi của khách hàng tiềm năng là bao nhiêu? Họ thuộc thế hệ nào? Khách hàng ở từng độ tuổi khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn.
- Giới tính: Mong muốn, nhu cầu và sở thích của nam giới và nữ giới sẽ khác nhau; mục tiêu và động cơ mua hàng cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.
- Mức thu nhập: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng và tác động tới chiến lược marketing của bạn. Gia đình có thu nhập thấp sẽ chú trọng đến những sản phẩm tiện lợi, chi phí không cao và giúp tiết kiệm so với sản phẩm cùng phân khúc. Khách hàng có thu nhập cao hơn sẽ ít quan tâm đến những yếu tố này vì họ quan tâm đến sự độc quyền và sang trọng.
- Địa điểm: Nơi sinh sống và văn hóa của cộng đồng cũng ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách hàng. Điều này dẫn tới thói quen mua hàng của người dân tại nông thôn và thành thị có sự khác biệt.
Bên cạnh những đặc điểm trên, nghề nghiệp, dân tộc, tình trạng hôn nhân hoặc sở thích cũng là những yếu tố bạn cần tổng hợp để xác định chân dung khách hàng.
2. Nghiên cứu và xác định thị trường mục tiêu
Để nghiên cứu và xác định thị trường mục tiêu một cách chính xác, bạn có thể thực hiện như sau:
Thực hiện nghiên cứu thị trường mục tiêu
Để tìm hiểu về đối tượng mục tiêu, bạn có thể tiến hành nghiên cứu thị trường sơ cấp hoặc thứ cấp. Nghiên cứu ban đầu sẽ liên quan đến những thói quen mua hàng thông qua một số hình thức như:
- Khảo sát: Thực hiện khảo sát bằng giấy, web SurveyMonkey, Zoomerang hoặc email.
- Phỏng vấn: Nói chuyện với những người xung quanh và tìm hiểu thói quen mua hàng của họ có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không. Bạn có thể thực hiện tại các trung tâm thương mại hoặc nơi đông người.
- Tập trung vào một nhóm người nhất định: Nhận phản hồi từ một nhóm người mà bạn cho là phù hợp với hồ sơ khách hàng thông qua câu hỏi Q&A.
Xác định đúng quy mô của thị trường mục tiêu
Quy mô thị trường chính là độ lớn (số lượng và chất lượng) của thị trường mà doanh nghiệp cần tiếp cận. Quy mô thị trường sẽ phụ thuộc vào nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh online có thể xác định quy mô thị trường bằng các công cụ quen thuộc như Google Keyword Planner, Google Trends hoặc Facebook Power Editor.
Một doanh nghiệp có ambisious để tiếp cận tất cả đối tượng khách hàng và mở rộng quy mô để đẩy mạnh doanh thu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không có tiềm lực đủ, việc chọn một quy mô thị trường quá lớn sẽ không khả thi. Điều này có thể gây ra nhiều hậu quả không lường trước khi doanh nghiệp không đảm bảo khả năng phục vụ.
3. Đánh giá và xem xét
Sau khi xây dựng chân dung khách hàng và thị trường mục tiêu, bạn hãy đánh giá xem những thông tin và dữ liệu nghiên cứu có phù hợp với định hướng kinh doanh và khả năng phục vụ của doanh nghiệp hay không. Đồng thời, bạn nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc với sản phẩm, dịch vụ của mình. Từ đó, chuẩn bị những phương án cạnh tranh và xây dựng chiến lược marketing phù hợp và hiệu quả.
Ảnh: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Sự khác nhau giữa Communication Target và Target Customer
Sự khác nhau giữa đối tượng truyền thông (Communication Target) và khách hàng mục tiêu (Target Customer) phụ thuộc vào sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Trường hợp họ là hai đối tượng khác nhau
Ví dụ trong ngành hàng kinh doanh quần áo trẻ em, đối tượng cần truyền thông là phụ huynh – những người quan tâm và lo lắng về chất lượng sản phẩm (chất liệu, kích cỡ, màu sắc…). Trong khi đó, khách hàng mục tiêu sẽ là em bé, người trực tiếp sử dụng sản phẩm.
Trong trường hợp này, chiến lược truyền thông cần xây dựng dựa trên lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng mục tiêu, đồng thời phải nêu ra tâm tư, mong muốn và sự thật ngầm hiểu của đối tượng truyền thông để tác động hiệu quả đến nhận thức và hành vi mua hàng.
Trường hợp họ là hai đối tượng giống nhau
Đối với ngành hàng nước giải khát, bia, hoặc nước rửa chén,… đối tượng khách hàng mục tiêu và đối tượng truyền thông là một. Lúc này, doanh nghiệp nên lựa chọn khách hàng mục tiêu có sự ảnh hưởng nhất định để tiến hành truyền thông.
Một ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về trường hợp này là nhãn hàng AXE tập trung vào đối tượng trẻ có độ tuổi từ 14-25, nhưng khi tiến hành hoạt động truyền thông quảng cáo TVC, AXE đã chọn nhân vật đại diện có độ tuổi từ 23-25. Đây là độ tuổi được cho là trưởng thành, phong độ nhất và là hình mẫu lý tưởng mà nhiều bạn trẻ mong muốn trở thành.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện truyền thông dựa theo những người có sức ảnh hưởng (Influencer), có khả năng quyết định đến tư duy và nhận thức của khách hàng. Chẳng hạn như hầu hết các quảng cáo sữa, sản phẩm dinh dưỡng, xương khớp dành cho người lớn tuổi thường xuất hiện chuyên gia, bác sĩ nổi tiếng. Yếu tố này giúp củng cố lòng tin của khách hàng, họ yên tâm mua hàng vì những sản phẩm này đã được chuyên gia, bác sĩ chứng nhận.
Tìm hiểu về Facebook Ads Target Customer
Facebook Ads là một hình thức quảng cáo trả phí trên Facebook. Trong đó, Facebook Ads Target Customer là đối tượng mục tiêu cho quảng cáo của bạn trên nền tảng này.
Ảnh: Facebook Ads Target Customer
Để xác định chính xác Facebook Ads Target Customer, bạn cần lưu ý 4 yếu tố sau:
- Độ tuổi: Xác định khách hàng của bạn đang ở độ tuổi bao nhiêu và có phù hợp với sản phẩm, dịch vụ hay không.
- Vị trí địa lý: Xác định vị trí địa lý của khách hàng mục tiêu, bao gồm thành phố, nông thôn, địa điểm sinh sống cụ thể và khoảng cách từ khách hàng đến doanh nghiệp.
- Sở thích: Hiểu rõ sở thích của khách hàng để target chính xác đối tượng. Ví dụ: Nếu bạn kinh doanh hosting, VPS, đối tượng target sẽ có sở thích và quan tâm đến game, công nghệ, lập trình, bảo mật,…
- Thu hẹp đối tượng: Để tiếp cận khách hàng chính xác và nhanh chóng, bạn có thể thu hẹp đối tượng. Sàng lọc những đối tượng khách hàng có mối quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh của bạn nhưng khả năng mua hàng lại hạn chế (thu nhập thấp, ở xa,…). Cuối cùng, bạn thực hiện thu hẹp đối tượng để lựa chọn ra những khách hàng có nhu cầu, sở thích với sản phẩm và đảm bảo khả năng tài chính.
Lời kết
Target Customer có vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược marketing và giúp doanh nghiệp tiếp cận đến đúng đối tượng khách hàng phù hợp. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về Target Customer là gì và có thể áp dụng thành công cho doanh nghiệp của mình. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Vietnix để đọc thêm nhiều kiến thức liên quan đến doanh nghiệp và marketing.