Miền Nam ở đâu? Miền Nam có bao nhiêu tỉnh? Có những địa điểm du lịch nổi tiếng nào?

Miền Nam, khu vực mà khí hậu dễ chịu và nắng ấm quanh năm, luôn là điểm đến được nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn. Vậy miền Nam có bao nhiêu tỉnh, vùng nào đáng chơi, và đặc sản nào không thể bỏ qua? Hãy cùng Du lịch Khát Vọng Việt tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Miền Nam – Vị Trí và Đặc Điểm

Miền Nam là một trong ba vùng lãnh thổ của Việt Nam, bên cạnh miền Trung và miền Bắc. Với địa hình bằng phẳng và đồng bằng phù sa, miền Nam chủ yếu là đồng bằng phù sa và sông Cửu Long cùng sông Đồng Nai. Tổng diện tích đất tự nhiên của miền Nam là 77.700 km2. Về vị trí địa lý, miền Nam giáp vịnh Thái Lan ở phía Tây, biển Đông ở phía Đông và Đông Nam, Campuchia ở phía Bắc và Tây Bắc, và Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ở phía Đông Bắc.

Miền Nam chia thành hai vùng là vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ. Vùng Đông Nam Bộ có diện tích 23.564,4 km² và dân số 17,8 triệu người, chiếm 18.5% dân số cả nước. Vùng đồng bằng sông Cửu Long (hay là vùng Đông Nam Bộ) có diện tích khoảng 40.547,2 km² với dân số năm 2022 là 18 triệu người.

Miền Nam Có Bao Nhiêu Tỉnh?

Miền Nam (hay còn gọi là Nam Bộ) gồm có 17 tỉnh thành. Miền Nam chia làm 2 khu vực là Đông Nam Bộ gồm có 5 tỉnh và 1 thành phố là thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) gồm 12 tỉnh và 1 thành phố là Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Thành Phố Hồ Chí Minh

Là trung tâm kinh tế – văn hóa hàng đầu cả nước, thành phố Hồ Chí Minh (hay còn gọi là Sài Gòn) có tổng diện tích 2.061 km2 với 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện. Dân số của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2019 là gần 9 triệu người và đây cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam. Khi đến Sài Gòn, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán vì ở đây có vô vàn địa điểm vui chơi phố đi bộ Nguyễn Huệ, Aeon Mall, chợ Bến Thành, cầu Ánh Sao,…

Đồng Nai

Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km, tỉnh Đồng Nai là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của miền Nam và cả nước. Dân số của Đồng Nai đã vượt quá 3,2 triệu người kể từ năm 2019. Nếu không tính thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai là tỉnh có dân số đông thứ nhì ở miền Nam và đông thứ 5 cả nước. Đến Đồng Nai, du khách thường ghé thăm làng du lịch Tre Việt, vườn Quốc gia Nam Cát Tiên, khu du lịch Bửu Long và một số địa điểm khác.

Bà Rịa – Vũng Tàu

Du lịch miền Nam thì không thể không nhắc đến Vũng Tàu. Là cửa ngõ ra biển Đông, kết nối những địa phương khác với trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước – Sài Gòn, Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích 1987 km2. Nhờ vị trí phía Nam giáp với biển Đông, nơi đây sở hữu những bãi biển cực đẹp. Đặc biệt là mỗi dịp hè, lượng du khách trong nước và quốc tế cùng nhau đổ về nhau để xua tan nắng nóng oi bức và ngâm mình dưới dòng nước biển xanh trong.

Bình Dương

Là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, Bình Dương có diện tích 2694,4 km2. Với vị trí ngay dưới chân sườn phía Nam của dãy Trường Sơn và giao điểm nối với các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, Bình Dương có khá nhiều vùng địa hình khác nhau. Nơi đây còn được thiên nhiên ưu ái nguồn khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Nhờ đó, Bình Dương khá phát triển du lịch văn hóa và nghề truyền thống như điêu khắc, làm gốm sứ, sơn mài, mộc, đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, đá ong,…

Bình Phước

Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121 km, Bình Phước là một trong số các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Nam Bộ. Điểm đặc biệt nhất của Bình Phước là tập trung rất nhiều nhóm dân tộc khác nhau của Việt Nam cùng sinh sống, đa số các các dân tộc ít người như Khmer, Xtiêng. Ngoài ra, người Hoa, Nùng, Tày cũng ở đây. Đó là lý do mà Bình Phước trở thành cái nôi văn hóa, hòa trộn nhiều điểm độc đáo của các khu vực trên cả nước. Du lịch Bình Phước nhất định phải tham gia lễ hội cầu mưa hàng năm của người Xtiêng.

Tây Ninh

Tây Ninh có vị trí rất độc đáo khi là nơi giao thoa, tiếp nối giữa thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia với thành phố Hồ Chí Minh. Tây Ninh thu hút du khách nhờ nhiều địa danh nổi tiếng. Không thể không kể đó núi Bà Đen – ngọn núi cao nhất miền Nam với 986m, vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, hồ Dầu Tiếng, toà thánh Cao Đài Tây Ninh hay khu địa đạo An Thới Trảng Bàng. Du lịch Tây Ninh, du khách thường mua bánh tráng, muối tôm, mãng cầu, bò tơ 5 sánh về làm quà.

Cần Thơ

“Cần Thơ gạo trắng nước trong/ Ai đi đến đó lòng không muốn về…”. Nằm bên hữu ngạn sông Hậu, Cần Thơ luôn khiến du khách xao xuyến vì ngôi chợ nổi tấp nập mỗi sáng sớm, vì bến Ninh Kiều thơ mộng thân thương hay vì những vườn cây ăn trái quanh năm tươi tốt. Nhờ thiên nhiên ưu đãi nhiều điều kiện thuận lợi, Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của cả vùng Đồng Bằng sông Cửu Long rộng lớn.

Long An

Nằm ngay ở cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh, Long An cũng là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ở khu vực phía Nam. Vị trí địa lý của Long An khá đặc biệt khi vừa giáp với Sài Gòn và tỉnh Tây Ninh ở phía Đông, tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng (Campuchia) ở phía Tây mà còn giáp với Tiền Giang ở phía Nam và tỉnh Svey Rieng (Campuchia) ở phía Bắc. Dân số của Long An đến năm 2021 là 1.763.754 người. Ở đây quy tụ hơn 30 dân tộc anh em như Kinh, Hoa, Khơ Me cùng sinh sống và có đến 11 tôn giáo khác nhau.

Tiền Giang

Nằm ở vị trí ven biển thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, Tiền Giang là nơi cực kỳ quan trọng của cả vùng Tây Nam Bộ. Lượng khoáng sản được thiên nhiên ưu ái cho mảnh đất này cực kỳ phong phú, nổi bật nhất là sét, than bùn, nước ngầm ở các huyện Cai Lậy, Cái Bè và Châu Thành. Hơn nữa hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt của Tiền Giang cũng giúp người dân phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản thuận lợi hơn nhiều so với các địa phương khác.

Bến Tre

Xứ dừa Bến Tre có số dân là 1.288.200 người và diện tích tự nhiên là 2.360 km². Địa hình của Bến Tre đặc biệt ở chỗ là giống với hình rẻ quạt, giáp với biển Đông, tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Tiền Giang. Được gọi là quê hương của phong trào Đồng Khởi, Bến Tre là địa phương tiêu biểu trong phong trào chống chính quyền Ngô Đình Diệm, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Vĩnh Long

Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh của sông Tiền và sông Hậu. Tên gọi Vĩnh Long có nghĩa là là thịnh vượng, giàu có mãi mãi. Tính đến năm 2020, Vĩnh Long có dân số là 1.022.619 người với diện tích 1.525,73 km². Du khách khi đến mảnh đất này luôn ấn tượng với nhiều loại hình văn học dân gian độc đáo như nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương, nói thơ Vân Tiên. Bạn cũng đừng quên ghé thăm Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, đình Tân Giai, Công Thần miếu, thành Long Hồ.

Trà Vinh

Cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, Trà Vinh có vị trí địa lý tiếp giáp với biển Đông, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Bến Tre. Vốn dĩ trong quá khứ, Trà Vinh được gọi với cái tên là Trà Vang. Đây là ngôn ngôn ngữ có nguồn gốc từ Môn – Khmer có ý nghĩa nói về một vùng đất mới được sông bồi đắp, có nhiều đầm lầy, vùng trũng. Theo cục Điều tra Dân số năm 2019, số dân Trà Vinh là hơn 1 triệu người, chủ yếu gồm 3 dân tộc chính là Kinh, người Hoa và Khmer.

Đồng Tháp

Là một trong những tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long của miền Nam, Đồng Tháp có vị trí đặc biệt khi tọa lạc trên cả hai bờ sông Tiền. Tỉnh Đồng Tháp nổi tiếng với nhiều di tích, khu du lịch đặc biệt và độc đáo như vườn cò Tháp Mười, vườn Quốc gia Tràm Chim, lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, khu di tích Xẻo Quýt, làng hoa cảnh Tân Quy Đông hay nhà cổ Huỳnh Thủy Lê,…

An Giang

Là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, An Giang nằm ở phía Tây Nam đồng bằng sông Cửu Long. An Giang cũng là nơi duy nhất có địa bàn ở cả hai bờ sông Hậu. Dân số của An Giang tính đến năm 2020 là 1.904.532 ngườii với diện tích 3.536,83 km². Những địa điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch ở An Giang là Thất Sơn (Bảy Núi), Phú Tân, rừng tràm Trà Sư, hồ Thoại Sơn, Búng Bình Thiên, Cù Lao Giêng và lễ hội Đua bò Bảy Núi.

Kiên Giang

Kiên Giang nằm ở tận cùng phía tây nam nước ta, phía Bắc giáp tỉnh Kampot (Campuchia), phía Nam giáp Cà Mau, phía Tây giáp vịnh Thái Lan, phía Đông giáp tỉnh An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cần Thơ. Dân số Kiên Giang tính đến năm 2019 là 1.923.067 người với hơn 15 dân tộc khác nhau như người Kinh, Kh

Related Posts

Nằm mơ thấy cua đánh số gì?

Nằm mơ thấy cua đánh số gì là một trong những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi gặp giấc mơ liên quan đến loài động…

Nằm mơ thấy rắn đánh số gì để trúng lô đề?

Nằm mơ thấy rắn đánh số gì để trúng lô đề? Đây là câu hỏi mà không ít người mê số phận đều thắc mắc. Những giấc…

Giải đáp – Nhặt được dây chuyền bạc đánh con gì để ăn tiền?

Nhặt được đồ bạc không chỉ là một sự việc ngẫu nhiên mà còn ẩn chứa nhiều điềm báo may mắn theo quan niệm dân gian. Không…

Hướng dẫn tải game tài xỉu online trên APK về điện thoại 

Đối với những ai yêu thích các thể loại game cá cược online, Tài Xỉu chắc chắn không phải là cái tên xa lạ. Tuy nhiên, không…

33Win2 – Hướng Dẫn Cách Đăng Nhập Cho Các Tân Binh

Đăng nhập 33Win là bước quan trọng nhất và cũng là cách đơn giản nhất để khám phá thế giới game. Tuy nhiên, để tránh gặp phải các vấn…

Mẹo chơi nổ hũ Sin88 cho người mới chi tiết A đến Z

Nổ hũ Sin88 từ lâu đã trở thành một trong những trò chơi cá cược trực tuyến được yêu thích hàng đầu ở nhà cái. Với cơ hội…