Cơ sở
Mặc dù việc giảm lượng muối trong chế độ ăn đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm huyết áp, tác động của chế độ ăn lạt đến bệnh tim mạch vẫn chưa được hiểu rõ.
Rod S. Taylor1, Kate E. Ashton2, Tiffany Moxham3, Lee Hooper4, Shah Ebrahim5
AMERICAN JOURNAL OF HYPERTENSION | VOLUME 24 NUMBER 8 | Tháng Tám 2011
Biên dịch:
Ths. Bs. Nguyễn Hữu Khoa Nguyên
Pgs. Ts. Bs. Châu Ngọc Hoa
Cơ sở
Mặc dù việc giảm lượng muối trong chế độ ăn đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm huyết áp, tác động của chế độ ăn lạt đến bệnh tim mạch vẫn chưa được hiểu rõ.
Phương pháp
Chúng tôi đã tìm kiếm các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng trên người trưởng thành, với thời gian theo dõi ít nhất 6 tháng. Các nghiên cứu này so sánh chế độ ăn lạt (bắt buộc hoặc khuyến nghị) với nhóm chứng (không can thiệp), và ghi nhận tỉ lệ tử vong hoặc tỉ lệ bị bệnh tim mạch. Các biến cố được ghi nhận khi nghiên cứu kết thúc hoặc theo dõi lâu nhất.
Kết quả
Chúng tôi đã xác định được bảy nghiên cứu: ba trên người có huyết áp bình thường, hai trên bệnh nhân tăng huyết áp, một trên cả hai nhóm huyết áp bình thường và tăng huyết áp, và một trên bệnh nhân suy tim. Chế độ ăn lạt đã giảm lượng natri niệu từ 27-39 mmol/24 giờ và huyết áp từ 1-4 mmHg. Tỉ lệ tử vong tương đối do mọi nguyên nhân tại thời điểm theo dõi lâu nhất trong nhóm có huyết áp bình thường là RR = 0,90 (khoảng tin cậy 95%: 0,58-1,40, 79 tử vong), và trong nhóm tăng huyết áp là RR = 0,96 (khoảng tin cậy 95%: 0,83-1,11, 565 tử vong). Tỉ lệ bệnh tim mạch trong nhóm có huyết áp bình thường tại thời điểm theo dõi lâu nhất là RR = 0,71 (khoảng tin cậy 95%: 0,42-1,20, 200 biến cố), và trong nhóm tăng huyết áp khi kết thúc nghiên cứu là RR = 0,84 (khoảng tin cậy 95%: 0,57-1,23, 93 biến cố). Tuy nhiên, các kết quả này không cho thấy rõ lợi ích của chế độ ăn lạt. Chế độ ăn lạt đã tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân suy tim (khi kết thúc nghiên cứu RR = 2,59, khoảng tin cậy 95%: 1,04-6,44, 21 tử vong). Không có thông tin về chất lượng cuộc sống được thu thập từ các đối tượng tham gia nghiên cứu.
Kết luận
Mặc dù số lượng biến cố đã tăng so với các phân tích trước đó (tổng cộng 665 tử vong trong số 6250 người tham gia các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng), nghiên cứu này vẫn chưa đủ mạnh để phủ nhận hiệu quả của chế độ ăn lạt đối với tỉ lệ tử vong và tỉ lệ bệnh tim mạch. Lợi ích giảm biến cố lâm sàng của chế độ ăn lạt, nhờ tác động giảm nhẹ huyết áp, khớp với dự đoán ban đầu.
Edited by HEFC. Source: HEFC