Trên Internet, bạn sẽ thấy các URL bắt đầu bằng http: hoặc https:. Các trang web sử dụng giao thức HTTP để trao đổi thông tin giữa server và client.
Chữ “s” thêm vào tạo ra sự khác biệt lớn giữa hai giao thức. HTTP và HTTPS khác nhau về cấu hình và trường hợp sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa hai giao thức và cách áp dụng chúng trong quá trình phát triển qua bài viết sau đây nhé!
HTTP là gì?
HTTP (HyperText Transfer Protocol) là một giao thức Internet. Nó tạo điều kiện giao tiếp giữa các server và client hỗ trợ WWW (World Wide Web). Web client là các thiết bị như máy tính gia đình và điện thoại di động. Trong khi đó, các server quản lý, lưu trữ dữ liệu và thông tin, sau đó cung cấp theo yêu cầu.
HTTPS là gì?
HTTPS viết tắt của Hyper Text Transfer Protocol Secure (giao thức truyền tải siêu văn bản bảo mật) là phiên bản an toàn của HTTP, giao thức mà nhờ đó dữ liệu được gửi giữa trình duyệt và trang web bạn đang kết nối.
Giao thức TSL bảo mật thông tin liên lạc bằng cơ sở hạ tầng public key bất đối xứng. Loại hệ thống bảo mật này sử dụng key để mã hóa dữ liệu trong server. Public key có sẵn cho bất kỳ ai muốn tương tác với server một cách an toàn.
Dữ liệu HTTPS có thể giống như sau, vô nghĩa đối với bất kỳ ai chặn nó:
ITM0IRyiEhVpa6VnKyExMiEgNveroyWBPlgGyfkflYjDaaFf/Kn3bo3OfghBPDWo6A
Mã hóa xảy ra khi server hoặc client truyền dữ liệu. Chúng sử dụng mã hóa public key để bảo mật dữ liệu mà chỉ private key mới có thể giải mã được. Chủ sở hữu có thể sử dụng hai key để kiểm soát truy cập dữ liệu server. Điều này gây khó khăn cho việc truy cập trái phép vào dữ liệu.
Các trang web bảo mật sử dụng HTTPS hiển thị dấu hiệu ổ khóa trên thanh địa chỉ của trình duyệt. Điều này cho thấy một kết nối an toàn. Hầu hết các trang web hiện nay đều sử dụng HTTPS để bảo mật dữ liệu của mình. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức có dữ liệu nhạy cảm như ngân hàng, cơ quan chính phủ và trang web thương mại điện tử.
Sự khác biệt giữa HTTP và HTTPS
Chữ ‘S’ ở cuối HTTPS là viết tắt của “Secure” (Bảo mật). Nó có nghĩa là tất cả các giao tiếp giữa trình duyệt và trang web đều được mã hóa. HTTPS thường được sử dụng để bảo vệ các giao dịch trực tuyến có tính bảo mật cao như giao dịch ngân hàng và đặt hàng mua sắm trực tuyến.
Ngoài ra, HTTP sử dụng cổng 80 để giao tiếp mạng, trong khi HTTPS thì dùng cổng 443 – sự khác biệt này tạo ra các cấp độ bảo mật khác nhau. Cổng 443 là cổng hỗ trợ mã hoá thông tin từ máy khách truyền đến máy chủ, bảo vệ mọi dữ liệu được truyền qua internet.
Các trình duyệt web như Internet Explorer, Firefox và Chrome thường hiển thị biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ để cho thấy một kết nối HTTPS có hiệu lực.
Hình ảnh minh họa sự khác biệt giữa HTTPS và HTTP
HTTPS hoạt động như thế nào?
Các trang HTTPS thường sử dụng một trong hai giao thức bảo mật để mã hóa thông tin liên lạc – SSL (Secure Sockets Layer, tầng ổ bảo mật) hoặc TLS (Transport Layer Security, bảo mật tầng truyền tải). Cả hai giao thức TLS và SSL đều sử dụng hệ thống PKI (Public Key Infrastructure, hạ tầng khóa công khai) không đối xứng.
Một hệ thống không đối xứng sử dụng hai “khóa” để mã hóa thông tin liên lạc, khóa “công khai” và khóa “riêng”. Bất cứ thứ gì được mã hóa bằng khóa công khai (public key) chỉ có thể được giải mã bởi khóa riêng (private key) và ngược lại.
Như tên cho thấy, khóa “riêng” cần được bảo vệ nghiêm ngặt và chỉ truy cập được bởi chủ nhân của khóa riêng. Trong trường hợp một trang web, khóa riêng được giữ kín trên máy chủ web. Ngược lại, khóa công khai được phân phối cho bất kỳ ai và tất cả mọi người cần để có thể giải mã thông tin đã được mã hoá bằng khóa riêng.
SSL là gì? SSL có quan trọng với website không?
Chứng chỉ HTTPS là gì?
Khi yêu cầu kết nối HTTPS với trang web, đầu tiên trang web sẽ gửi chứng chỉ SSL tới trình duyệt của bạn. Chứng chỉ này chứa khóa công khai cần thiết để bắt đầu phiên bảo mật. Dựa trên trao đổi ban đầu này, trình duyệt và trang web sẽ bắt đầu giao thức SSL handshake (giao thức bắt tay). Giao thức SSL handshake liên quan đến việc tạo bí mật chia sẻ để thiết lập kết nối an toàn duy nhất giữa bạn và trang web.
Khi sử dụng chứng chỉ SSL đáng tin cậy trong quá trình kết nối HTTPS, người dùng sẽ thấy biểu tượng ổ khóa trong thanh địa chỉ của trình duyệt. Khi một chứng chỉ Extended Validation Certificate được cài đặt trên một trang web, thanh địa chỉ sẽ chuyển sang màu xanh lá cây.
Tại sao phải có chứng chỉ SSL?
Tất cả các thông tin liên lạc được gửi qua các kết nối HTTP đều nằm trong văn bản thuần và có thể được đọc bởi bất kỳ hacker nào có thể đột nhập vào kết nối giữa trình duyệt và trang web của bạn. Việc này có thể là một mối nguy hiểm nếu nó có chứa thông tin liên lạc nằm trong đơn đặt hàng, chi tiết thẻ tín dụng hoặc số an sinh xã hội của bạn. Với kết nối HTTPS, tất cả các thông tin liên lạc đều được mã hóa an toàn. Điều này có nghĩa là ngay cả khi ai đó đã đột nhập vào kết nối, họ sẽ không thể giải mã bất kỳ dữ liệu nào đi qua giữa bạn và trang web.
Vậy có nên sử dụng HTTPS cho website không?
Câu trả lời đương nhiên là CÓ! Rất nhiều các trang web hiện nay đều đã sử dụng giao thức HTTPS đặc biệt là các website ngân hàng hay các trang TMĐT. Việc sử dụng HTTPS không chỉ làm tăng tính chuyên nghiệp mà còn giúp cho khách hàng yên tâm tin tưởng về dịch vụ mà website mang lại.
Lợi ích của việc sử dụng giao thức HTTPS
- Thông tin khách hàng, như số thẻ tín dụng, được mã hóa và bảo mật tuyệt đối.
- Khách truy cập có thể xác minh bạn là một doanh nghiệp đã đăng ký và bạn sở hữu tên miền, tránh việc website bị giả mạo.
- Nhận được niềm tin và nâng cao uy tín trong mắt của khách hàng.
Bạn có thể sử dụng HTTP cho các trang web không có dữ liệu nhạy cảm như các dự án thực hành. Vấn đề duy nhất là một kẻ xấu có thể truy xuất và đưa dữ liệu vào các trang web. Chúng có thể chèn quảng cáo hoặc trình theo dõi có thể làm gián đoạn trải nghiệm người dùng. Nhưng mọi thứ có thể xấu hơn khi kẻ xấu chèn lỗi để đánh sập hoặc chiếm quyền điều khiển trang web. Hầu hết các trang web hiện nay sử dụng HTTPS để bảo mật dữ liệu. Các trang web có HTTPS sử dụng chứng chỉ SSL đã ký để bảo vệ thông tin mà chúng truyền tải. Sử dụng HTTPS để truyền dữ liệu đảm bảo dữ liệu của bạn an toàn và bảo mật.
Article edited by: HEFC