Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì vốn có vai trò quyết định. Vì hoạt động sản xuất kinh doanh muốn được diễn ra cần phải có máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, công nhân …Do đó, doanh nghiệp cần có vốn để đầu tư vào những nhân tố sản xuất đó. Vậy vốn là gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các quý bạn đọc nội dung về Vốn là gì ? (Cập nhật mới nhất 2022)
Vốn là gì ? (Cập nhật mới nhất 2022)
1. Khái niệm
Theo từ điển Tiếng việt, vốn là tiền bỏ ra lúc đầu dùng trong sản xuất kinh doanh nhằm sinh lợi. Theo khía cạnh tài chính, vốn tài chính là tiền được sử dụng bởi các doanh nhân và doanh nghiệp để làm ra sản phẩm của họ hoặc để cung cấp dịch vụ của họ cho khu vực của nền kinh tế, chẳng hạn như bán lẻ, công ty, hoạt động ngân hàng đầu tư
Dưới góc độ pháp lý, nếu trước đây vốn của doanh nghiệp được hiểu là vốn chủ hữu doanh nghiệp và vốn do doanh nghiệp huy động (vốn vay). Hiện nay, khái niệm vốn của doanh nghiệp không còn được quy định bất kì văn bản quy phạm pháp luật nào. Chúng ta có thể hiểu vốn của doanh nghiệp là vốn kinh doanh và là cơ sở vật chất cho hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, có thể khái quát vốn của công ty là giá trị của toàn bộ tài sản được đầu tư vào hoạt động của công ty, được công ty sử dụng trong kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Vốn là nhân tố cơ bản không thể thiếu của tất cả các doanh nghiệp.
Vốn là tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có thể sử dụng trong kinh doanh. Khả năng sử dụng được trong kinh doanh là tiêu chí cơ bản để đánh giá tiền, tài sản, quyển tài sản trị giá được thành tiền có giá trị là vốn. Đối với tiền phải tích tụ đến mức nhất định thì mới có thể sử dụng trong kinh doanh với tư cách là vốn. Đối với tài sản nếu chỉ thuần tuý có giá trị và giá trị sử dụng mà không có khả năng chuyển đổi thành tiền và sử dụng trong kinh doanh thì cũng không có giá trị là vốn. Đối với các quyền tài sản, nếu không có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt để hoạch toán trong kinh doanh thì không thể dùng để đầu tư nên cũng không được xem là vốn. Vốn là tiền đề để thực hiện các hoạt động đầu tư. Cơ chế hình thành vốn và sử dụng vốn của các tổ chức, cá nhân được quy định trong nhiều văn bản pháp luật như: Luật ngân sách nhà nước, Luật doanh nghiệp, Bộ luật dân sự, Luật hợp tác xã…
Vốn có nhiều loại: Vốn cố định và vốn lưu động.
– Vốn cố định: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận sản xuât kinh doanh ứng ra để hình thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu, có đặc điểm là tham gia nhiều chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm. Tài sản cố định khi tham gia vào quá trình sản xuất không bị thay đổi hình thái ban đầu nhưng tính năng và công suất bị giảm dần, tức là nó bị hao mòn cùng với giá trị của nó cũng giảm đi.
– Vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận vốn sản xuất kinh doanh ứng ra để mua sắm và hình thành tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên liên tục. Tái sản lưu động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm.
2. Đặc điểm về vốn
Vốn có những đặc điểm cơ bản như sau:
– Vốn là giá trị toàn bộ tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, thiết bị,…), tài sản vô hình (sáng chế, phát minh, nhãn hiệu thương mại,…) mà doanh nghiệp đầu tư, tích lũy được trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra giá trị thặng dư;
– Vốn tồn tại trong mọi quá trình sản xuất và được chuyển hóa từ dạng này sang dạng kia: từ nguyên, nhiên vật liệu đầu vào đến các chi phí sản xuất dở dang, bán thành phẩm và cuối cùng là chuyển hóa thành phẩm và chuyển về thành hình thái của tiền tệ;
– Vốn luôn gắn liền với quyền sở hữu, việc nhận định rõ và hoạc định cơ cấu nợ – vốn chủ sở hữu luôn là một nội dung quan trọng và phức tạp trong vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp;
– Trong nền kinh tế thị trường, vốn còn được coi là một hàng hoá đặc biệt do có sự tác bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Do đó, việc huy động vốn bằng nhiều con đường: phát hành cổ phiếu, trái phiếu; tín dụng thương mại; vay ngân hàng…đang được các doanh nghiệp rất quan tâm và được vận dụng linh hoạt.
– Do sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, sự luân chuyển phức tạp của vốn nên yêu cầu quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả tránh lãng phí thất thoát được đặt lên cao.
3. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp
- Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì vốn có vai trò quyết định. Vì hoạt động sản xuất kinh doanh muốn được diễn ra cần phải có máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, công nhân …Do đó, doanh nghiệp cần có vốn để đầu tư vào những nhân tố sản xuất đó. Đồng thời vốn cũng có vai trò quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đối với hoạt động đầu tư: hoạt động đầu tư là hoạt động rất quan trọng, thông qua hoạt động đầu tư mà doanh nghiệp có thể tăng trưởng và phát triển. Đầu tư ở đây có thể là đầu tư vào một dự án kinh doanh mới hay là đầu tư vào mua sắm trang thiết bị mới, xây dựng nhà xưởng…Nhưng để tiến hành hoạt động đầu tư thì doanh nghiệp cần có vốn. Vốn như là dòng máu mang dinh dưỡng đến nuôi cơ thể vậy.
- Đối với việc tăng tài sản: Tài sản của doanh nghiệp cũng chính là lượng vốn mà doanh nghiệp có, ở đây tài sản cũng chính là biểu hiện về mặt vật chất của vốn. Số lượng tài sản mà doanh nghiệp có cũng nói lên được tiềm lực của doanh nghiệp, nói lên quy mô của doanh nghiệp và trình độ năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các quý bạn đọc về Vốn là gì (Cập nhật mới nhất 2022). Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.