1. Thế nào là công chứng treo?
Công chứng là hoạt động pháp lý, tại đó, công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hầu hết các hoạt động dân sự, hoạt động mang tính pháp lý khác của người dân đều phải được công chứng. Xét về ý nghĩa chung, công chứng xác thực nội dung, tính đúng đắn của chứng thư, tài liệu, giao dịch khác văn bản. Tại đây, các chứng thư, tài liệu sau khi được công chứng sẽ có hiệu lực về mặt pháp luật, và nó sẽ được sử dụng trong các quan hệ pháp luật sau này.
Thực tế hiện nay, trong hoạt động công chứng xảy ra rất nhiều vấn đề phát sinh liên quan trong quá trình thực hiện. Tại đây, cơ quan công chứng sẽ linh động trong việc giải quyết. Điển hình là vấn đề công chứng treo.
Công chứng treo là hoạt động diễn ra thường xuyên trong thực tiễn công chứng. Không có một khái niệm lý thuyết chính thống nào giải thích về công chứng treo, mà người ta sẽ dựa vào thực tiễn tiến hành để xác định khái niệm của hoạt động này. Về cơ bản, có thể hiểu, công chứng treo là hoạt động công chứng mà tại đó, văn phòng công chứng sẽ hỗ trợ làm hợp đồng mua bán (chuyển nhượng). Sau đó, bên bán (bên chuyển nhượng) sẽ đến ký tên vào hợp đồng giao dịch. Người mua (người nhận chuyển nhượng), vì lý do bất khả kháng nào đó không thể đến ký thực hiện giao dịch tại thời điểm giao dịch diễn ra, thì cơ quan công chứng sẽ để trống phần ký tên xác nhận của người đó. Sau khi người bán (bên nhận chuyển nhượng) ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng xong, bên mua (bên nhận chuyển nhượng) sẽ chuyển tiền đầy đủ. Lúc này, giao dịch sẽ được xem là hoàn thành, giao dịch pháp lý của hai bên đã được công nhận.
Xét về bản chất, công chứng treo là phần công chứng được thực hiện khi nội dung giao dịch bị khuyết. Xong, sự khuyết này không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên, và nó được các bên đồng ý thực hiện. Điều đặc biệt, nội dung khuyết chỉ được là chữ ký của bên mua. Bởi, nếu khuyết chữ ký của bên bán, sẽ không gì có thể đảm bảo khi bên mua đã đưa đủ tiền thì bên bán sẽ thuận tình đưa tài sản cho. Đồng thời, thông tin về chữ ký bị trống chỉ được để trống trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi nếu không đầy đủ chữ ký, giao dịch sẽ không được công nhận là có hiệu lực pháp lý; lúc này, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ không được đảm bảo.
Thực tiễn hiện nay, hoạt động công chứng treo được diễn ra hết sức phổ biến tại các văn phòng công chứng. Khi các bên thực hiện giao dịch mua bán với nhau, họ sẽ ra văn phòng công chứng để thực hiện hợp đồng, giao dịch. Nếu bên mua (vì lý do bất khả kháng nào đó không thể có mặt), sẽ nhờ văn phòng công chứng làm công chứng treo cho. Tại đây, hợp đồng mua bán sẽ được xác lập. Sau khi bên mua chuyển tiền, bên bán sẽ ký vào hợp đồng. Phần chữ ký của bên bán sẽ được điền chỉ lại sau. Xét về thực tiễn tiến hành, công chứng treo này mang tính chất linh hoạt cao, phục vụ và đáp ứng nhu cầu thực hiện giao dịch nhanh chóng giữa các bên (dù bên còn lại không có mặt trực tiếp để thực hiện giao dịch).
2. Công chứng treo có thời hạn bao lâu?
Như đã phân tích, hoạt động công chứng treo diễn ra ngày càng phổ biến tại nước ta. Việc áp dụng ngày càng phổ biến hình thức công chứng này khiến nhiều người dân thắc mắc về thời hạn của công chứng treo.
Xong xét về bản chất pháp lý, công chứng treo là hoạt động công chứng không được Nhà nước và pháp luật công nhận. Hay nói cách khác, không có bất kỳ Bộ luật, thông tư, Nghị định nào quy định và điều chỉnh về công chứng treo.
Công chứng treo được thực hiện do sự thỏa thuận của bên mua và bên bán. Nếu cả hai bên đều đồng thuận về việc thực hiện công chứng treo, họ sẽ nói chuyện với cơ quan công chứng. Lúc này, cơ quan công chứng sẽ linh hoạt trong việc đưa ra phương thức xử lý. Nếu cơ quan công chứng đồng ý thực hiện giao dịch, thì hoạt động công chứng treo sẽ được diễn ra.
Bản chất của công chứng treo là không được pháp luật điều chỉnh. Do đó, sẽ không có quy định nào của Nhà nước về việc công chứng treo có thời hạn bao lâu.
Song, nếu xét công chứng treo giống hình thức công chứng bình thường, thì theo quy định của Luật công chứng 2014, văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng; Hợp đồng công chứng chỉ hết hiệu lực khi hai bên thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng đã công chứng hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng. Lúc này, tính hiệu lực của công chứng treo sẽ được xác lập tại thời điểm công chứng viên ký và đóng dấu. Hợp đồng chỉ hết hiệu lực khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng; hoặc có quyết định chấm dứt hợp đồng của cơ quan Nhà nước.
Nội dung phân tích về thời hạn của công chứng treo chỉ mang tính linh hoạt trong sự suy xét với quy định về thời hạn của hợp đồng công chứng thông thường. Do công chứng treo không được Nhà nước công nhận, nên tính thời hạn của hình thức công chứng này còn phù hợp vào việc xem nó được hợp thức hóa về mặt pháp lý hay không.
3. Các rủi ro khi thực hiện công chứng treo?
Công chứng treo là hoạt động công chứng không được Nhà nước công nhận. Hay nói cách khác, khi thực hiện công chứng treo, các cá nhân, tổ chức phải đối diện với rất nhiều rủi ro, bất cập. Cụ thể như sau:
– Về giá trị công chứng: Theo quy định của pháp luật hiện hành, các giao dịch, hợp đồng liên quan đến sự trao đổi về quyền và lợi ích của các bên đều phải được công chứng. Lúc này, công chứng sẽ được xem là thước đo, nhằm xác thực xem nội dung của giao dịch đó có hợp pháp hay không. Chủ thể thực hiện hoạt động công chứng là cán bộ công chứng (công chứng viên). Chỉ khi nào có sự kiểm tra, phê duyệt của công chứng viên, hợp đồng dân sự mới được thông qua và có hiệu lực về mặt pháp luật. Xét vào trường hợp công chứng treo, đây không phải là hình thức công chứng đúng giá trị pháp lý. Do đó, các bên muốn thực hiện phải có sự linh hoạt tiến hành của cán bộ công chứng. Nếu cán bộ công chứng không thực hiện, thì giao dịch sẽ không được đảm bảo diễn ra.
– Về quyền và lợi ích của các bên (đặc biệt là bên mua):
+ Công chứng treo là việc để trống nội dung thông tin của người mua trong hợp đồng giao dịch. Lúc này, các thông tin của giao dịch được thể hiện, cập nhật một cách đầy đủ. Sau khi người mua thực hiện nghĩa vụ tài chính, người bán sẽ ký vào hợp đồng. Khi được công chứng, hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp lý. Do đó, có rất nhiều người suy nghĩ rằng, chỉ cần bên mua đảm bảo nghĩa vụ tài chính, bên bán ký tên vào hợp đồng công chứng treo (sau đó bên mua về ký sau) là đảm bảo quyền lợi cho các bên. Song, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, chủ thể có đủ điều kiện để thực hiện các giao dịch, hoạt động dân sự là người phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Một câu hỏi được đặt ra, nếu chủ thể ký kết vào hợp đồng công chứng treo là người không có (hoặc mất năng lực hành vi dân sự), thì quyền lợi của bên mua sẽ ra sao? Lúc này, giao dịch dân sự sẽ vô hiệu. Trong khi bên mua đã chuyển tiền cho bên bán, thì quyền lợi tài chính của họ sẽ bị ảnh hưởng (cho dù có thể khởi kiện để đòi hỏi quyền lợi).
+ Có rất nhiều trường hợp sửa chữa hợp đồng giao dịch công chứng treo, khi ký kết trước sau. Lúc này, quyền lợi của cả bên bán và bên mua đều sẽ bị ảnh hưởng nếu các bên không trung thực, ngay tình khi giải quyết.
– Công chứng treo xét ở mọi khía cạnh là không làm đúng với quy định của pháp luật (trái pháp luật). Khi thực hiện công chứng treo, cơ quan công chứng, các bên tham gia đã phần nào đó không đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về hình thức giao dịch, tính khách quan trong thực hiện giao dịch. Hơn tất cả, với những rủi ro tiềm ẩn, hoạt động công chứng treo này sẽ ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự 2015;
Luật công chứng 2014.