1. Đánh giá điểm tốt nghiệp THPT và đại học là gì?
Điểm đánh giá tốt nghiệp THPT là điểm được tính dựa trên kết quả các bài thi của thí sinh để xác nhận tốt nghiệp THPT, bao gồm điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12; điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính điểm đánh giá.
Điểm đánh giá đại học là tổng điểm các môn thi (thang điểm 10) của tổ hợp xét tuyển ứng với ngành mà thí sinh đăng ký; cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (có thể nhân hệ số môn thi hoặc không tùy thuộc vào quy định của cơ sở đào tạo).
2. Cách tính điểm đánh giá tốt nghiệp THPT và đại học hiện nay:
Các học sinh phải tham gia 5 bài thi, trong đó có 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 1 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (KHTN) bao gồm các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; 1 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (KHXH) bao gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông hoặc các môn Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX. (Điều 3, Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT).
Cách tính điểm đánh giá tốt nghiệp THPT được quy định tại Điều 41 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, cụ thể:
– Điểm đánh giá tốt nghiệp đối với học sinh giáo dục THPT được tính theo công thức sau:
– Điểm đánh giá tốt nghiệp đối với học viên GDTX được tính theo công thức sau:
Trong các bài thi được liệt kê ở trên, đối với các bài thi độc lập là bắt buộc, học sinh được chọn một trong hai bài thi tổ hợp để thi và dùng kết quả đó để tính điểm đánh giá tốt nghiệp.
3. Các thành phần trong công thức tính điểm đánh giá tốt nghiệp:
– Tổng điểm khuyến khích (nếu có): Đây là điểm được áp dụng đối với học sinh có thành tích đặc biệt, chẳng hạn: Đạt giải cá nhân trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn học lớp 12: Đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh được cộng 2,0 điểm; giải khuyến khích trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh được cộng 1,5 điểm; giải ba cấp tỉnh được cộng 1,0 điểm. (Điểm a, Khoản 1, Điều 40 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT); Học sinh giáo dục THPT, học viên GDTX trong diện xếp loại hạnh kiểm, học viên GDTX tham gia học chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình GDTX có Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp do sở GDĐT, các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp trong thời gian học THPT được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại gửi trong Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp như sau: Loại giỏi đối với Giấy chứng nhận nghề, loại xuất sắc và giỏi đối với Bằng tốt nghiệp trung cấp được cộng 2,0 điểm; Loại khá đối với Giấy chứng nhận nghề, loại khá và trung bình khá đối với Bằng tốt nghiệp trung cấp được cộng 1,5 điểm; Loại trung bình được cộng 1,0 điểm. (Khoản 2, Điều 40 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT).
Việc cộng điểm khuyến khích là để công nhận những kết quả cố gắng học tập của học sinh được thể hiện qua các thành tích mà họ đạt được. Điều này giúp khích lệ học sinh khác cố gắng hơn trong học tập và tạo điều kiện phát triển cho những học sinh khác trong tương lai.
Cần phân biệt giữa điểm khuyến khích và điểm ưu tiên, điểm khuyến khích do học sinh đạt được từ thành tích cá nhân, còn điểm ưu tiên do yếu tố khách quan và mục đích của hai điểm này cũng có sự khác nhau.
– Điểm trung bình cả năm lớp 12 là điểm tổng kết được ghi nhận trong học bạ của học sinh.
– Điểm ưu tiên (nếu có): Đánh giá tốt nghiệp THPT tính theo 3 diện gồm Diện 1, Diện 2, Diện 3; trong đó, thí sinh Diện 1 là những thí sinh bình thường không được cộng điểm ưu tiên; thí sinh Diện 2 và Diện 3 được cộng điểm ưu tiên. Diện 2: Cộng 0,25 điểm; Diện 3: Cộng 0,5 điểm.
“2. Diện 2: Cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
a) Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81% (đối với GDTX);
b) Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;
c) Người dân tộc thiểu số;
d) Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày thi) ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT;
đ) Người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hóa học;
e) Có tuổi đời từ 35 trở lên, tính đến ngày thi (đối với thí sinh GDTX).
3. Diện 3: Cộng 0,5 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
a) Người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (đối với GDTX);
c) Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. “(Điều 39, Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT).
Quy định về điểm ưu tiên là cách để tạo ra sự công bằng đối với những người học có điều kiện đặc biệt, cũng như là sự công nhận của nhà nước đối với con của những người có công với cách mạng như một cách tri ân và tạo điều kiện tốt nhất cho người học.
Điểm đánh giá được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện. Điểm đánh giá từ 5,0 (năm) điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10.
Đối với điểm đánh giá đại học, quy chế của mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có sự khác nhau, có trường sẽ sử dụng kết quả thi trung học phổ thông để tính, cũng có thể kết hợp kết quả thi trung học phổ thông và điểm trung bình tổ hợp môn của lớp 12. Có trường nhân hệ số môn, nhưng cũng có trường không áp dụng như vậy.
4. Một số cách tính điểm đại học cơ bản như sau:
Giả sử: Tổ hợp môn Toán, Vật Lý, Hóa học
Điểm đánh giá đại học = Điểm Toán + Điểm Vật lý + Điểm Hóa học + Điểm ưu tiên (nếu có)
Đối với trường áp dụng hệ số (thường áp dụng đối với ngoại ngữ):
Điểm đánh giá đại học = M1 + M2 + M3 * 2 + Điểm ưu tiên (nếu có)
Nhìn chung, cách tính điểm đánh giá tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học đều được quy định rõ ràng và dễ áp dụng. Hơn nữa, việc tính điểm được thực hiện thông qua hệ thống, do đó rất ít khi xảy ra sai sót. Cách tính điểm đánh giá đại học không khác nhiều so với các quy định trước đây, trong khi đánh giá tốt nghiệp có nhiều sự khác biệt, đặc biệt là từ các tổ hợp bài thi. Điều này nhằm đảm bảo người học tích cực học tập trong suốt quá trình lớp 12 và học đủ các môn học.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Được chỉnh sửa bởi HEFC. Đọc thêm về xét tuyển và tư vấn tại HEFC.