Viêm tủy răng là một trong những vấn đề về sức khỏe răng miệng nghiêm trọng. Người mắc viêm tủy răng không chỉ phải chịu đựng những cơn đau nhức khó chịu mà còn cảm thấy tự ti khi giao tiếp vì hàm răng yếu và kém thẩm mỹ. Để khắc phục tình trạng này, người bị viêm tủy răng cần phải được điều trị kịp thời tại nha khoa. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị tủy răng khi bị viêm nhiễm, giúp hàm răng trở nên chắc chắn và khỏe mạnh hơn.
1. Tìm hiểu về điều trị tủy
1. Điều trị tủy là gì?
Tủy răng là mô liên kết đặc biệt bao gồm: mạch máu, hệ thống dây thần kinh. Tủy răng nằm ở trong hốc tủy, do các mô cứng bao quanh, có chức năng nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác cho răng.
Khi tủy răng bị viêm, chức năng này gần như suy yếu hoặc mất hoàn toàn. Do vậy, nhiều người còn gọi tình trạng này là răng chết tủy. Viêm tủy răng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của răng, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây viêm các mô quanh răng, chân răng và xương hàm…
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy kịp thời. Theo các nghiên cứu nha khoa, điều trị tủy là thủ thuật bảo tồn răng bằng việc loại bỏ hết tủy răng bị bệnh. Nếu như trước đây, răng bị chết tủy cần phải được nhổ bỏ thì giờ đây, điều trị tủy giúp bảo tồn mô răng tôi đa, tránh các biến chứng về sau.
1.2. Trường hợp chỉ định
Những người gặp phải các tình trạng sau đây cần được thực hiện điều trị tủy kịp thời:
– Viêm tủy cấp
– Viêm tủy mạn tính
– Hoại tử tủy
– Tổn thương lộ tủy
– Bệnh lý vùng quanh chóp…
Tuy nhiên, nếu tổn thương mô và thân răng quá lớn, việc điều trị tủy ngược lại không mang tới kết quả như ý và còn có thể làm răng suy yếu. Khi đó, các bác sĩ sẽ phải điều trị bằng một số phương pháp khác để bảo tồn các răng còn lại trên cung hàm.
2. Lý do điều trị tủy răng
Tủy răng không có khả năng tự tái tạo, lành thương nên khi bị viêm nhiễm, tủy răng sẽ suy yếu và chết. Tủy răng không được điều trị khiến viêm nhiễm lây lan sang các răng khác, gây ra tình trạng:
– Viêm tủy răng khác
– Nhiễm trùng cuống
– Viêm nha chu
– Viêm chân răng
Nghiêm trọng hơn, răng chết tủy có thể ảnh hưởng tới xương hàm và nguy cơ nhiễm trùng huyết là rất lớn. Nếu không được điều trị kịp thời, không chỉ sức khỏe răng miệng bị đe dọa mà mọi người còn có nguy cơ mắc một số bệnh lý toàn thân.
3. Phương pháp điều trị tủy răng
Trong trường hợp viêm tủy răng ở mức độ không quá nghiêm trọng, bác sĩ thường sẽ chỉ định loại bỏ tủy răng bị bệnh và tạo dạng rồi hàn trám lại tủy răng. Hàn trám tủy răng là phương pháp phổ biến, giúp bảo toàn tối đa mô răng, đảm bảo sự chắc chắn và thẩm mỹ của răng.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để giảm đau trong quá trình thực hiện. Sau đó, bác sĩ sẽ mở tủy, loại bỏ hết phần tủy và thân răng bị viêm rồi làm sạch. Công đoạn trám bít ống tủy được thực hiện ngay khi ống tủy đã được làm sạch. Các chất được dùng để hàn trám ống tủy thường rất chắc chắn và an toàn đối với sức khỏe của răng miệng. Răng viêm tủy sau khi hàn trám thường không quá khác biệt so với răng thật do được bảo toàn mô răng tối đa.
Tuy nhiên, nếu răng bị chết tủy kèm chân răng suy yếu và mắc nhiều bệnh lý khác, việc phải chỉ định nhổ bỏ là cần thiết để hạn chế làm tổn thương xương, nướu và các răng khác. Việc nhổ bỏ cần được trồng phục hình kịp thời để tránh gây ra tình trạng xô lệch răng khác và tiêu xương hàm. Trồng răng Implant, bắc cầu răng sứ là những biện pháp thường được áp dụng để khắc phục răng bị mất.
4. Phòng ngừa viêm tủy răng
Có thể thấy rằng, viêm tủy răng là bệnh lý rất nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng của mọi người. Và cách điều trị cần thiết chính là phòng ngừa mắc bệnh để sở hữu hàm răng khỏe mạnh.
Do vậy, mọi người cần:
– Chú trọng tới việc vệ sinh răng miệng đều đặn và đúng cách từ 2-3 lần/ngày.
– Sử dụng bàn chải lông mềm, mảnh và kem đánh răng có chứa flour để đánh răng.
– Tạo thói quen sử dụng chỉ tơ nha khoa thay vì tăm truyền thống để tránh làm tổn thương nướu.
– Sử dụng máy tăm nước có thể hỗ trợ làm sạch kẽ răng tốt hơn thay vì chải răng thông thường.
– Súc miệng để loại sạch vi khuẩn trong khoang miệng, giúp ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi.
– Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột, thức ăn có tính axit cao…
– Lấy cao răng thường xuyên, ngăn chặn các ổ vi khuẩn phát triển quá mức gây bệnh.
– Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ theo khuyến cáo của các bác sĩ để chủ động phòng ngừa bệnh nha khoa.
Các phương pháp điều trị tủy răng cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, đảm bảo tính phù hợp để tránh làm tổn thương răng miệng. Do vậy, bạn cần tới các cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra, thăm khám và được các bác sĩ tư vấn, điều trị kịp thời.