Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa năm nào? Ở đâu và như thế nào?

Một trong những cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa to lớn nhất trong lịch sử dân tộc nà mỗi người dân Việt Nam đều biết đến đó là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đây chính là hai nữ anh hùng kiệt xuất của dân tộc ta. Tinh thần của Hai Bà Trưng được thể hiện trong trận chiến lịch sử đã góp phần hun đúc, rèn luyện ý chí, sức sống mãnh liệt của một dân tộc anh hùng. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa năm nào? Ở đâu và như thế nào?

Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa năm nào? Ở đâu và như thế nào?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tiểu sử Hai Bà Trưng:

Hai Bà Trưng cũng chính là tên gọi mà thường được nhân dân Việt Nam sử dụng khi mỗi chúng ta nói đến hai nữ anh hùng dân tộc đó là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai Bà Trưng là hai chị em sinh đôi, và là con gái quan Lạc tướng Mê Linh, Hai Bà Trưng thuộc dòng dõi Hùng Vương. Mẹ của Hai Bà Trưng là bà Man Thiện, bà là người làng Nam Nguyễn – Ba Vì – Sơn Tây – Hà Nội.

Mẹ của Hai Bà Trưng là bà Man Thiện không may chồng mất sớm, bà Man Thiện đã một mình nuôi dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Bà dạy cho hai người con của mình nghề trồng dâu, nuôi tằm. Không chỉ vậy, bà Man Thiện còn nuôi dưỡng trong hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhịn lòng yêu nước, chú trọng việc rèn luyện sức khỏe và võ nghệ.

Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó, Trưng Trắc khi lớn lên đã trở thành một phụ nữ đảm đang, dũng cảm và mưu trí. Bà lấy chồng và chồng bà là Thi Sách . Đây là con trai lạc tướng huyện Chu Diên. Cuộc hôn nhân này diễn ra cũng đã làm cho thế lực của gia đình Trưng Trắc thêm ngày càng lớn mạnh. Cũng vì thế mà Tô Định là viên thái thú của nhà Đông Hán, đã lo sợ trước sự ảnh hưởng của gia đình Trưng Trắc vậy nên hắn đã tìm cách giết chết Thi Sách.

Đứng trước các chính sách áp bức, bóc lột của nhà Đông Hán với toàn bộ người Âu Lạc và những hành vi bạo ngược của Tô Định cùng với đó là mối thù nhà đã ngày càng làm cho Trưng Trắc có quyết tâm để từ đó tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, áp bức của nhà Đông Hán, khôi phục độc lập đối với đất nước.

2. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa năm nào và ở đâu?

Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở cửa sông Hát.

Mùa xuân, tháng 3 năm Canh Tý tức là năm 40, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đã cùng với những người yêu nước ở khắp nơi kéo về Mê Linh tụ nghĩa và từ đây cúng chính là bắt đầu cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cũng chính là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại chế độ Bắc thuộc, nhằm mục đích để có thể đánh đuổi thế lực cai trị của Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc mà người phất cờ khởi nghĩa lại là phụ nữ, xưng Vương dựng nước cũng là phụ nữ. Và, chưa một dân tộc nào, một quốc gia nào lại có được một niềm vinh quang lớn đến như vậy.

3. Mục đích của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

Hai Bà Trưng đã khởi nghĩa nhằm mục đích để có thể được đền nợ nước và trả thù nhà. Theo Thiên nam ngữ lục, áng sử ca dân gian cuối thế kỷ XVII, trên đàn thề, trước ba quân tướng sĩ, Hai Bà Trưng đã nêu rõ mục tiêu cho cuộc khởi nghĩa như sau:

“Một xin rửa sạch nước thù,

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kẻo oan ức lòng chồng,

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này.”

Trước khi có món nợ giết chồng, hai chị em Hai Bà Trưng vẫn căm thù cuộc sống bạo ngược của viên thái thú nhà Đông Hán là Tô Định. Chính sách bạo ngược này thực ra chính là chính sách áp bức, bóc lột của nhà Đông Hán với toàn bộ những người Âu Lạc, từ lạc tướng cho đến những người nô lệ.

Những hành vi bạo ngược của Tô Định đã không làm cho Trưng Trắc sờn lòng hay lo sợ mà trái lại càng làm cho bà Trưng Trắc thêm quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, áp bức của nhà Đông Hán, từ đó khôi phục độc lập, “đền nợ nước, trả thù nhà”.

4. Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng như chúng ta đã nói đến ở bên trên đó chính do chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc cùng với đó chính là sự áp bức, bóc lột, chèn ép, bạo hành một cách tàn ác đối với nhân dân cùng với các chính sách được đưa ra nhằm mục đích để đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ. Quan Tô Định bất nhân với sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa từ đó mà cũng đã khiến nhiều người dân lâm vào cảnh sống lầm than. Điều này cũng chính vì thế mà đã dẫn đến sự mâu thuẫn giữa những người nhân dân, các chủ thể là những quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán thì lại ngày càng trở nên gay gắt hơn.

Cùng với đó cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cũng có nguyên nhân gián tiếp đó là do Thi Sách chồng của Trưng Trắc đã bị quan thái thú Tô Định giết để nhằm mục đích có thể dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh nhân dân ta. Tuy nhiên thì việc làm này của quan thái thú Tô Định lại phản tác dụng khi làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính sách bạo ngược được quan thái thú Tô Định ban hành thời kì đó thực ra là chính sách áp bức, bóc lột của nhà Đông Hán đối với toàn bộ người dân Âu Lạc.

5. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được chia thành hai lần. Cụ thể như sau:

– Lần 1: Năm 40, sau Công nguyên:

Nghĩa quân của Hai Bà Trưng đã đi từ Mê Linh để tiến về xuôi, nhằm mục đích để đưa quan tiến đánh Luy Lâu. Luy Lâu cũng chính thủ phủ của chính quyền nhà Đông Hán ở Giao Chỉ. Bởi vì người dân đã vô cùng căm giận đối với chế độ áp bức, bóc lột tàn tệ của nhà Đông Hán, nên khi chính quyền nhà Đông Hán đã bị nghĩa quân của Hai Bà Trưng đánh đổ ở Luy Lâu thì nhân dân các quận Cửu Chân và quận Nhật Nam cũng đã cùng tham gia vào cuộc đấu tranh.

Nghĩa quân của Hai Bà Trưng đã được nhân dân khắp nơi ủng hộ vì vậy mà nghĩa quân của Hai Bà Trưng đi đến đâu, chính quyền và quân đội nhà Đông Hán đều bị tan vỡ đến đấy. Trước sức mạnh to lớn của nghĩa quân của Hai Bà Trưng, bọn Tô Định, Thứ sử, Thái thú của nhà Đông Hán lại càng trở nên hoảng sợ và theo nhau bỏ chạy về Trung Quốc.

Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, các cuộc khởi nghĩa tại các địa phương không diễn ra nhỏ lẻ mà đã được thống nhất thành một phong trào nổi dậy có quy mô rất rộng lớn của quần chúng khắp nơi. Chỉ trong thời gian ngắn, nghĩa quân của Hai Bà Trưng đã giải phóng được 65 huyện thành. Cuộc khởi nghĩa đã thành công và khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã giành độc lập trên phạm vi cả nước. Sau đó, Trưng Trắc đã được suy tôn làm vua, thường được gọi là Trưng Vương và bà đã đóng đô ở Mê Linh.

– Lần 2: Năm 42, sau Công nguyên:

Năm 42, nhà Hán đã tăng cường chi viện, Mã Viện cũng chính là người chỉ đạo cánh quân thực hiện việc xâm lược lần này. Cánh quân gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Quân của Mã Viện tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố tuy đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

Sau khi quân của Mã Viện chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc, cụ thể như sau:

+ Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.

+ Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.

Sau khi Hai Bà Trưng nhận được tin tức, Hai Bà Trưng đã kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta đã giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng quân của Mã Viện lại tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê.

Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến không kết thúc ngày lúc đó mà vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã góp phần quan trọng trong việc khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử của toàn dân tộc ta. Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thì chúng ta cũng đã có thể thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của toàn bộ nhân dân ta trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cũng đã góp phần quan trọng khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ kiên cường. Không những thế thì cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có tác dụng là ánh sáng để mở đường, đặt phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong thời gian sau này.

Related Posts

Nằm mơ thấy cua đánh số gì?

Nằm mơ thấy cua đánh số gì là một trong những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi gặp giấc mơ liên quan đến loài động…

Nằm mơ thấy rắn đánh số gì để trúng lô đề?

Nằm mơ thấy rắn đánh số gì để trúng lô đề? Đây là câu hỏi mà không ít người mê số phận đều thắc mắc. Những giấc…

Giải đáp – Nhặt được dây chuyền bạc đánh con gì để ăn tiền?

Nhặt được đồ bạc không chỉ là một sự việc ngẫu nhiên mà còn ẩn chứa nhiều điềm báo may mắn theo quan niệm dân gian. Không…

Hướng dẫn tải game tài xỉu online trên APK về điện thoại 

Đối với những ai yêu thích các thể loại game cá cược online, Tài Xỉu chắc chắn không phải là cái tên xa lạ. Tuy nhiên, không…

33Win2 – Hướng Dẫn Cách Đăng Nhập Cho Các Tân Binh

Đăng nhập 33Win là bước quan trọng nhất và cũng là cách đơn giản nhất để khám phá thế giới game. Tuy nhiên, để tránh gặp phải các vấn…

Mẹo chơi nổ hũ Sin88 cho người mới chi tiết A đến Z

Nổ hũ Sin88 từ lâu đã trở thành một trong những trò chơi cá cược trực tuyến được yêu thích hàng đầu ở nhà cái. Với cơ hội…