Hương liệu là gì và ứng dụng của nó trong đời sống
Hương liệu là gì – Trong thực phẩm là những cảm nhận của các giác quan đối với thực phẩm, và được xác định chủ yếu nhờ vào những cảm quan hóa học của vị và mùi. “Hệ thần kinh sinh ba”, có nhiệm vụ phát hiện các kích thích hóa học trong miệng và cuống họng, cũng như cảm nhận về nhiệt độ và kết cấu của thực phẩm, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhận thức nói chung đối với thực phẩm. Hương vị của thực phẩm, với cách hiểu như trên, có thể được thay thế bằng hương liệu tự nhiên hoặc hương liệu nhân tạo. Hương liệu được định nghĩa là một hợp chất cung cấp hương vị giống như hương vị của một chất khác, hoặc thay thế hay làm đậm những đặc tính của chất đó, làm cho nó trở nên ngọt, chua, nồng,… hơn.
Mùi và vị
Trong ba cảm nhận về hóa học, mùi là yếu tố quyết định đến hương vị của mỗi thành phần trong thực phẩm. Trong khi vị của món ăn chỉ giới hạn trong 5 vị cơ bản: ngọt, chua, đắng, mặn và umami (vị ngọt thịt); và 2 vị khác là cay và chát; thì mùi của món ăn gần như không có giới hạn. Chính vì thế, hương vị của một loại thực phẩm có thể dễ dàng được thay thế bằng cách thay đổi mùi hương có trong đó, và giữ lại các vị cơ bản của món ăn. Không có gì minh họa cho vấn đề này rõ ràng hơn bằng các loại thạch dùng hương nhân tạo, nước giải khát và kẹo các loại… vốn được tạo ra với những vị hoàn toàn tương tự nhau, nhưng lại khác nhau hoàn toàn về mùi vì chúng sử dụng những hương liệu khác nhau. Việc tạo hương cho những thực phẩm thương mại được thực hiện bởi những chuyên gia về hương (flavorist) tại các Nhà Hương(flavor house).
Tạo hương
Mặc dù thuật ngữ “tạo hương” (“flavoring” hoặc “flavorant”) trong ngôn ngữ phổ thông đơn thuần chỉ việc kết hợp các cảm quan hóa học của mùi và vị, hay nói một cách dễ hiểu là kết hợp các gia vị (hành, tiêu, tỏi, ớt, v.v…) để tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn, thì những thuật ngữ này còn được sử dụng trong ngành công nghiệp hương liệu và nguyên liệu thực phẩm để chỉ việc tạo ra các hỗn hợp hóa chất hoặc chiết xuất có thể ăn được dùng cho việc thay thế hương vị của thực phẩm thông qua mùi và vị. Vì lý do chi phí cao và sự khan hiếm nguồn chiết xuất của hương tự nhiên, hầu hết các sản phẩm hương liệu thương mại đều được phân loại ở dạng “Có đặc điểm tự nhiên”, nghĩa là chúng chứa những hợp chất hóa học tương đương với hương tự nhiên mà chúng được tạo ra để thay thế, nhưng chúng được tổng hợp nhân tạo từ hóa chất trong phòng thí nghiệm, hơn là được chiết xuất trực tiếp từ nguồn tự nhiên.
Việc nhận biết các hương liệu có đặc điểm tự nhiên được thực hiện bằng những công nghệ hiện đại, ví dụ như kỹ thuật Headspace. Quá trình tạo hương tập trung vào việc thay thế các hương vị của sản phẩm tự nhiên, như các loại thịt và rau củ, hay tạo ra những hương vị không có trong tự nhiên hoặc hương tự nhiên quá yếu, như trong kẹo, bánh snacks. Một vài sản phẩm thương mại tồn tại để kích thích các giác quan sinh ba, vì chúng là những hương khá bén, đặc và thông thường hơi khó chịu . Phân loại
- Hương liệu tự nhiên: Là những hương liệu thực phẩm thu được từ các nguồn thực vật hay động vật tự nhiên, trải qua những quá trình xử lý vật lý, vi sinh và enzym. Các hương tự nhiên có thể được sử dụng ở ngay trạng thái tự nhiên của chúng, hoặc được xử lý để con người tiêu thụ, nhưng tuyệt đối không được chứa bất kì thành phần hương liệu nào “có đặc điểm tự nhiên” hay được “tổng hợp nhân tạo”.
- Hương liệu có đặc điểm tự nhiên: Là những hương liệu thực phẩm thu được nhờ quá trình tổng hợp và cô đặc các chất thông qua các quá trình xử lý hóa lý, có đặc điểm hóa hữu cơ tương tự như các hương liệu tự nhiên, được thiết kế cho con người tiêu thụ. Hương liệu có đặc điểm tự nhiên không được chứa bất kì thành phần nào của “hương liệu nhân tạo”.
- Hương liệu nhân tạo: Là những hương liệu thực phẩm không được nhận biết là hương tự nhiên dành cho con người tiêu thụ, dù có qua xử lý hay chưa. Những hương liệu này được sản xuất qua quá trình chưng cất hương và sự điều tiết hóa học hỗ trợ của những chất có nguồn gốc tự nhiên, dầu thô và nhựa than. Mặc dù chúng có sự khác biệt về mặt hóa học, các đặc điểm cảm quan thông thường lại rất giống nhau giữa hương liệu nhân tạo và hương liệu tự nhiên.
Hương liệu là gì – Những quy định đối với Hương tự nhiên
Hương liệu thực phẩm gồm 2 loại cơ bản là loại có nguồn gốc tự nhiên (tinh chất) và loại được tổng hợp từ các loại hóa chất, những giá trị của của hai loại hương liệu này có đặc điểm hoàn toàn khác biệt.
+ Đối với loại có nguồn gốc tự nhiên, chúng thường được chưng cất từ các nguyên liệu chính gốc tự nhiên (trái cây, ca cao, cà phê…) và phải trải qua một quá trình lâu dài, nghiêm ngặt để cho ra sản phẩm cuối cùng, chính vì vậy đây là loại hương liệu có chất lượng tốt nhất và an toàn cho sức khỏe nhất, đồng thời khả năng tạo hương vị cũng rất tốt. Để tạo nên một lượng hương liệu thực phẩm tự nhiên đôi khi phải tiêu tốn một lượng nguyên liệu rất lớn, chúng sẽ bị tiêu hao đáng kể trong quá trình chưng cất nên giá thành thường đắt hơn rất nhiều so với loại còn lại.
+ Về hương liệuthực phẩm tổng hợp: chúng được tạo nên từ các loại axit hữu cơ được phép sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, trải qua quá trình chiết tách sẽ cho ra sản phẩm cuối cùng có màu sắc và hương vị rất giống với sản phẩm tự nhiên, tuy vậy chúng không thể đạt được chất lượng và độ an toàn cao như hương liệu tự nhiên. Giá thành rẻ chính là lý do chúng được sử dụng phổ biến trong công nghiệp chế biến bánh kẹo, thức uống, thực phẩm đóng hộp…
Hương liệu là gì – Luật Thực Phẩm định nghĩa Hương tự nhiên:
là hương liệu thực phẩm được tạo ra bởi những quá trình xử lý vật lý, enzym và vi sinh, các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật hay động vật ở dạng thô hoặc đã qua những phương pháp xử lý thông thường dùng trong việc chuẩn bị thực phẩm tiêu thụ cho con người, và không được qua những quá trình xử lý khác phức tạp hơn thông thường.
Hương liệu là gì – Những quy định trong Luật Liên Bang Hoa Kỳ miêu tả Hương tự nhiên:
là những tinh dầu, nhựa dầu, dầu nguyên chất hay chiết xuất, các protein thủy phân, chưng cất, hay bất kì sản phẩm rang, gia nhiệt hay xử lý enzym, có chứa các thành phần hương lấy từ các loại gia vị, trái cây hay nước ép trái cây, rau củ hay nước ép rau củ, các loại men, thảo mộc, vỏ cây, chồi, rễ, lá hay bất cứ phần nào ăn được từ thực vật, thịt, hải sản, gia cầm, trứng, sữa, hay các sản phẩm lên men mà chức năng chính của chúng trong thực phẩm là tạo hương vị, hơn là tạo dinh dưỡng.
Các số liệu khảo sát thị trường trong năm qua cho thấy, ngành F&B hiện chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hằng tháng của người tiêu dùng và có xu hướng tăng trong thời gian tới. Điều này chứng minh, con người ngày càng quan tâm đến chất lượng của thực phẩm và đồ uống hằng ngày.
Nắm bắt được mong muốn này, Luân kha đã không ngừng nghiên cứu và đưa nhiều hương vị quen thuộc khác nhau nhằm mục tiêu đáp ứng được nhu cầu dùng hương liệu trong đời sống bình thường.
Hương liệu thực phẩm mặn, ngọt
Ngày nay, hương vị của thực phẩm không chỉ gói gọn trong những vị cơ bản nữa mà rất đa dạng. Đặc biệt, cuộc sống bận rộn đòi hỏi sự nhanh chóng thì sự phát triển của các sản phẩm đóng hộp, ăn liền càng lớn.
Các loại hương liệu thực phẩm như hương thịt, hương hải sản, hương rau củ,… cùng các hương liệu ngọt cho bánh kẹo như hương trái cây, hương mật ong, hương vani,… được ứng dụng nhiều hơn vào các sản phẩm đóng gói nhằm kích thích vị giác, giúp thực khách cảm thấy ngon miệng hơn.
Hương liệu nước giải khát
Đang thuộc cơ cấu dân số trẻ nên thị trường tiêu thụ nước giải khát ở thị trường Việt Nam là rất lớn. Các sản phẩm nước giải khát cần đa dạng hơn về hương vị để hấp dẫn người tiêu dùng.
Vì vậy, Luân Kha đã nghiên cứu và cho ra đời khá nhiều hương vị đồ uống độc đáo như: hương yogurt trái cây, hương nha đam mè đen, sữa hương chuối, hương tăng lực,…
Hương liệu cà phê, trà
Trong quá trình chế biến, rang xay, nhiệt độ cao và các tạp chất khác sẽ khiến cho cà phê và trà mất đi phần nào hương vị nguyên bản.
Và để các giúp loại đồ uống này giữ được mùi vị hấp dẫn, đặc trưng của mình, Luân Kha đã cho ra đời những hương liệu dành riêng cho trà và cà phê để khách hàng có thể sử dụng ngay tại nhà.
Hương liệu là gì – Ứng dụng của hương liệu thực phẩm trong cuộc sống hằng ngày
1.1 Hương liệu thực phẩm mặn, ngọt
Ngày nay, hương vị của thực phẩm không chỉ gói gọn trong những vị cơ bản nữa mà rất đa dạng. Đặc biệt, cuộc sống bận rộn đòi hỏi sự nhanh chóng thì sự phát triển của các sản phẩm đóng hộp, ăn liền càng lớn.
Các loại hương liệu thực phẩm như hương thịt, hương hải sản, hương rau củ,… cùng các hương liệu ngọt cho bánh kẹo như hương trái cây, hương mật ong, hương vani,… được ứng dụng nhiều hơn vào các sản phẩm đóng gói nhằm kích thích vị giác, giúp thực khách cảm thấy ngon miệng hơn.
2.2 Hương liệu nước giải khát
Đang thuộc cơ cấu dân số trẻ nên thị trường tiêu thụ nước giải khát ở thị trường Việt Nam là rất lớn. Các sản phẩm nước giải khát cần đa dạng hơn về hương vị để hấp dẫn người tiêu dùng.
Vì vậy, Luân kha đã nghiên cứu và cho ra đời khá nhiều hương vị đồ uống độc đáo như: hương yogurt trái cây, hương nha đam mè đen, sữa hương chuối, hương tăng lực,…
1.3 Hương liệu cà phê, trà
Trong quá trình chế biến, rang xay, nhiệt độ cao và các tạp chất khác sẽ khiến cho cà phê và trà mất đi phần nào hương vị nguyên bản.
Và để các giúp loại đồ uống này giữ được mùi vị hấp dẫn, đặc trưng của mình, Luân kha đã cho ra đời những hương liệu dành riêng cho trà và cà phê để khách hàng có thể sử dụng ngay tại nhà.
Các tìm kiếm liên quan đến hương liệu là gì
- hương liệu nhân tạo là gì
- bán hương liệu tạo mùi
- hương liệu công nghiệp?
- hương liệu mỹ
- nhà cung cấp hương liệu thực phẩm
- các loại cây hương liệu
- hương liệu tan trong nước
- hương liệu thực phẩm làm bánh
Đc: 7/132 Liên Khu 5-6, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TPHCM
Tel: 028 6266 5458
Email: [email protected]
Web: https://luankha.com