Để có được những giao dịch thành công, bạn cần hiểu rõ được ý nghĩa cũng như cách dùng của các lệnh, trong đó có lệnh MTL. Đây là một trong những lệnh phổ biến và cực kỳ quan trọng trong mỗi phiên giao dịch. Nếu bạn là nhà đầu tư mới và chưa nắm rõ được lệnh MTL là gì cũng như cách sử dụng của nó ra sao, bài viết dưới đây chính là dành cho bạn.
Lệnh MTL là gì?
Lệnh MTL hay còn gọi là lệnh giới hạn. Các nhà đầu tư sử dụng lệnh này khi muốn thiết lập các thông số trong việc giao dịch mua bán chứng khoán.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì đặt lệnh MTL chính là đang đặt ra một giới hạn trong giao dịch. Nhà đầu tư không muốn mua chứng khoán vượt quá một mức nhất định, họ có thể chọn lệnh MTL để kiểm soát tốt hơn các khoản đầu tư của mình.
Khi lệnh MTL được khớp mà cổ phiếu vẫn còn dư, phần còn lại sẽ được chuyển sang lệnh LO.
Đối với lệnh giới hạn mua, lệnh sẽ chỉ được thực hiện ở mức giá giới hạn hoặc thấp hơn. Còn đối với lệnh giới hạn bán, lệnh sẽ được khớp ở mức giá giới hạn hoặc cao hơn.
Ví dụ, lúc 10h ngày 05/07/2022, giá cổ phiếu XYZ đang có nhiều mức giá: 20.000đ, 21.000đ và 20.500đ trên 1 cổ phiếu từ nhiều nhà bán khác nhau. Nếu đặt lệnh mua MTL lúc này, lệnh sẽ mặc định khớp là 20.000đ/1 cổ phiếu. Ngược lại, nếu là giá bán, nhà đầu tư sẽ bán mã đó với mức giá 21.000đ/1 cổ phiếu.
Phân loại lệnh MTL
Có 2 loại đặt lệnh MTL cơ bản. Đó là lệnh giới hạn trong ngày và lệnh GTC.
Lệnh giới hạn trong ngày
Lệnh giới hạn trong ngày có tính chất như một lệnh MTL đã được giới thiệu. Các nhà giao dịch có thể sử dụng lệnh này để mua được cổ phiếu với giá tốt nhất trong một ngày cụ thể. Tuy nhiên, đúng như tên gọi, lệnh này chỉ có hiệu lực trong ngày và hết hạn vào cuối ngày hôm đó. Sau khi hết phiên giao dịch, nếu lệnh chưa được khớp thì hệ thống sẽ tự động hủy.
Lệnh giới hạn GTC
Ngược lại với lệnh trong ngày, lệnh GTC không có giới hạn thời gian nào cả. Lệnh này sẽ hoạt động nếu cổ phiếu thoả mãn mức giá đã đặt ra, khi đó nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch tại mức giá mà họ mong muốn. Nó chỉ bị hủy nếu nhà đầu tư tự thực hiện lệnh hủy. Nếu không, nó sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến khi được khớp lệnh. Nhưng tại thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chưa có lệnh này.
Đặc điểm của lệnh MTL
Để có thể tận dụng tối đa lợi ích mà lệnh MTL mang lại và hạn chế được những rủi ro không đáng có, nhà đầu tư cần hiểu rõ ưu nhược điểm của nó.
Ưu điểm
- Được thực hiện hoàn toàn bảo mật
- Có thể kết hợp lệnh MTL với các loại lệnh khác như LO, ATC, ATO… để đạt được hiệu quả giao dịch tốt nhất
- Nhà đầu tư có thể kiểm soát tốt giá khi sử dụng lệnh giới hạn. Nó rất hữu ích khi thị trường có những biến đổi nhanh.
- Các nhà đầu tư có thể quản lý được giao dịch của mình dù có một số yếu tố không thể theo dõi thường xuyên được. Đa phần lệnh MTL sẽ phù hợp đối với những giao dịch thực hiện thụ động.
- Nếu như các nhà đầu tư nắm được rõ những ưu điểm của lệnh MTL thì sẽ tránh được rủi ro không đáng có.
Nhược điểm
- Nhà đầu tư sẽ mất khá nhiều thời gian trong việc chờ xử lý vì không phải lúc nào cũng đạt được mức giá mong muốn. Các cơ hội giao dịch tốt có thể bị bỏ qua.
- Có thể mất thêm chi phí giao dịch
- Giao dịch có thể chỉ được thực hiện một phần.
Nguyên tắc hoạt động của lệnh MTL
Lệnh MTL được coi như một chỉ dẫn giúp các nhà đầu tư mua được cổ phiếu với mức giá hợp lý (thấp hơn hoặc bằng mức giá đã định sẵn).
Có 2 nguyên nhân để các nhà đầu tư lựa chọn lệnh MTL:
- Các nhà đầu tư lo ngại về những biến động bất ngờ của thị trường
- Khi các nhà đầu tư chưa muốn thực hiện các giao dịch ngay lập tức.
Sử dụng lệnh MTL sẽ giúp họ kiểm soát được khoản đầu tư của mình. Việc này tạo cho nhà đầu tư niềm tin rằng sẽ mua được cổ phiếu với mức giá mong muốn.
Lệnh MTL trong phái sinh
Lệnh MTL trong phái sinh cũng có cách vận hành tương tự như ở thị trường cơ sở. Các nhà đầu tư sử dụng lệnh MTL để mua với giá thấp nhất và bán với giá cao nhất. Không cần chờ đợi như lệnh LO, lệnh MTL được khớp ngay sau khi khớp được mức giá mà nhà đầu tư mong muốn.
Trong trường hợp, lệnh MTL vẫn còn khối lượng chưa được khớp, số còn lại sẽ được chuyển sang lệnh LO với mức giá được khớp trước đó. Khi toàn bộ khối lượng của lệnh được khớp hoàn toàn, quá trình này sẽ kết thúc.
Lệnh MTL trong phái sinh chỉ có hiệu lực tại các phiên khớp lệnh liên tục. Lưu ý, nhà đầu tư chỉ được đặt khi lệnh LO xuất hiện. Ngược lại trong phiên khớp lệnh định kỳ, lệnh MTL sẽ thay thế lệnh ATO với các phiên mở cửa hoặc ATC với các phiên đóng cửa.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu về lệnh MTL là gì cũng như đặc điểm hay ưu nhược điểm của lệnh giao dịch này. DNSE mong rằng các nhà đầu tư có thể nhận định lệnh MTL một cách chính xác để đưa ra được những quyết định đầu tư hiệu quả.