Lục thư chữ Hán: Chữ tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Chuyển chú, Giả tá, Hài thanh

Video lục thư là gì

Bạn đã từng nghe về Lục thư chưa? Hôm nay mình sẽ giới thiệu về Lục thư và 6 phép cấu thành chữ Hán: Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Hình thanh, Giả tá, Chuyển chú. Đây là những kiến thức quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về chữ Hán khi học tiếng Trung.

Lục thư là gì?

Lục thư là sáng tạo ra chữ Hán theo 6 cách khác nhau. Đây là các phương pháp được phát triển dựa trên quá trình hình thành của chữ Hán. Có thể chia thành Tượng hình, Chỉ sự, Hình thanh, Hội ý, Giả tá, Chuyển chú. Trong đó, Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý và Hình thanh là các phép cấu thành chữ Hán chính, trong khi Giả tá và Chuyển chú là các phép sử dụng chữ Hán.

Đa số sách về Lục thư dựa trên sách Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận thời Đông Hán.

Lịch sử của Lục thư

Từ “Lục thư” xuất hiện trong sách Chu Lễ, nhưng sách này chỉ ghi lại từ “Lục thư” mà không có giải thích. Học giả Hứa Thận thời Đông Hán đã viết trong “Thuyết Văn giải tự”: Chu Lễ bát tuế, Bảo thị giáo quốc tử, Tiên dĩ lục thư.

Thứ nhất là Chỉ sự: chỉ sự giả thị vi khả thức, sát nhi khả kiến “thượng” “hạ” thị dã.

Thứ hai là Hình tượng, hình tượng giả họa thành kỳ vật tùy thể cật khuất “nhật” “nguyệt” thị dã.

Thứ ba là Hình thanh, hình thanh giả dĩ sự vi danh, thủ thí tương thành, “giang” “hà” thị dã.

Thứ tư là Hội ý, hội ý giả bỉ loại hợp nghị dĩ kiến chỉ huy “vũ” “tín” thị dã.

Thứ năm là Chuyển chú, chuyển chú giả, kiến loại nhất thủ, đồng ý tương thụ “khảo” “lão” thị dã.

Thứ sáu là Giả tá, giả tá giả bản vô kỳ tự, y thanh tác sự “lệnh” “trưởng” thị dã:

“周礼八岁入小学,保氏教国子,先以六书。一曰指事:指事者,视而可识,察而可见,‘上’、‘下’是也。二曰象形:象形者,画成其物,随体诘诎,‘日’、‘月’是也。三曰形声:形声者,以事为名,取譬相成,‘江’、‘河’是也。四曰会意:会意者,比类合谊,以见指㧑,‘武’、‘信’是也。五曰转注:转注者,建类一首,同意相受,‘考’、‘老’是也。六曰假借:假借者,本无其字,依声托事,‘令’、‘长’是也。

Theo sách Chu Lễ, trẻ con 8 tuổi bắt đầu học tiểu học và trước đó sử dụng Lục thư để dạy.

Thứ nhất là Chỉ sự: chỉ sự nghĩa là những chữ nhìn có thể biết, quan sát có thể thấy ví dụ như chữ “thượng” “hạ” vậy.

Thứ hai là Hình tượng: Hình tượng là những chữ vẻ theo hình dạng của nó, tùy theo có thể đơn giản hoặc phức tạp, ví dụ như chữ “nhật” “nguyệt” vậy.

Thứ ba là Hình thanh: Hình thanh là những chữ chỉ sự vật, gồm hai phần Hình thanh, phần hình ghi lại hình dạng, phần thanh biểu thị âm đọc, ví dụ như các chữ “giang” “hà” vậy.

Thứ tư là chữ Hội ý: hội ý giả bỉ loại hợp nghị dĩ kiến chỉ huy “vũ” “tín” thị dã.

Thứ năm là Chuyển chú: chuyển chú giả, kiến loại nhất thủ, đồng ý tương thụ “khảo” “lão” thị dã.

Thứ sáu là Giả tá: giả tá vốn không có chữ, mượn chữ có sẵn mà đọc nguyên âm nhưng mang ý nghĩa khác hoặc là cũng vẫn chữ ấy nhưng lại gán cho nó âm khác ví dụ như các chữ “lệnh” “trường” vậy.

Những giải thích trên của Hứa Thận là những định nghĩa đầu tiên về lục thư được lịch sử chính thức ghi lại, người đời sau giải thích ý nghĩa của lục thư đều lấy những kiến giải của Hứa Thận làm hạch tâm.

1. Chữ Tượng hình 象形

Chữ tượng hình được giải thích là: Nhìn thấy vật gì, vẽ vật ấy. Nhìn chữ có thể tưởng tượng ra hình dạng của vật ấy.

Đây là phép vẽ hình tượng của các vật để tạo nên chữ, tùy theo thể mà thêm bớt. Đây là phép lập chữ sơ khai nhất của các loại chữ tượng hình. Chữ tượng hình giữ vai trò quan trọng trong văn tự Hán. Khoảng 10% tổng số các nét trong chữ Hán hiện đại có nguồn gốc từ các hình tượng này.

Lục Thư

Ví dụ:

  • 日 Nhật = mặt trời: nguyên thủy là hình tròn, trong có lằn sáng nhấp nháy là chữ nhất 一, một nét thuộc dương. Mặt trời còn được gọi là thái dương.
  • 月 Nguyệt = mặt trăng: nguyên thủy là hình mặt trăng khuyết, bên trong có chữ nhị 二, hai nét thuộc âm. Mặt trăng cũng gọi là thái âm.
  • 人 Nhân = người: là hình người đứng đan hai chân.
  • 木 Mộc = cây: là hình một cái cây có gốc, rễ, thân, cành.

→ Xem thêm: 50 chữ tượng hình chữ hán đơn giản, dễ nhớ nhất

2. Chỉ sự 指 事 (còn gọi là Tượng sự 象事)

Chữ Chỉ sự còn gọi là tượng sự, xử sự. Nhìn mà biết được, xét mà rõ ý; chỉ vào sự vật mà viết ra chữ.

Lục Thư

Ví dụ:

  • 上 Thượng = ở trên: lấy nét ngang dài làm mốc, nét ngang ngắn ở trên chỉ một vị trí ở trên, nét sổ chỉ sự vận chuyển từ dưới lên trên.
  • 下 Hạ = ở dưới: nét ngang dài làm mốc, nét ngang nhỏ ở dưới chỉ một vị trí ở dưới, nét sổ chỉ sự vận chuyển từ trên xuống dưới.
  • 本 Bản (bổn) = gốc cây: nét ngang nhỏ phía dưới chữ mộc chỉ rõ đó là phần gốc cây.
  • 末 Mạt = ngọn cây: nét ngang phía trên chữ mộc chỉ rõ đó là phần ngọn cây.

v.v.

Chữ chỉ sự rất dễ nhầm với chữ tượng hình và chữ hội ý. Nên trong lục thư, số lượng chữ thuộc về dạng chỉ sự không nhiều lắm.

3. Hội ý 會意 (hay còn gọi là Tượng ý 象意)

Chữ Hội Ý còn gọi là Tượng ý. Một chữ có nhiều phần, mỗi phần có một nghĩa, hợp các nghĩa của từng phần sẽ có nghĩa của toàn chữ.

Lục ThưVí dụ:

  • 武 Vũ (hay Võ) = vũ/võ (lực). Lấy uy sức mà phục người, gọi là vũ. Chữ này gồm chữ 止 chỉ = dừng lại + 戈 qua = ngọn giáo ==> dùng vũ ngăn cấm điều bạo ngược, chỉnh đốn sự rối loạn, thôi việc can qua.
  • 信 Tín = lòng tin; tin tức: gồm chữ 人 nhân = người + 言 ngôn = lời nói ==> Lời người nói hẳn có căn cứ, có thể tin được; lời người đến báo cho biết.
  • 林 Lâm = rừng. Hai chữ 木 mộc ==> ngụ ý nhiều cây hợp lại tạo thành rừng.

v.v.

4. Chuyển chú 轉注 trong tiếng Trung

Chữ Chuyển chú là cách dùng một chữ có sẵn, thay đổi hình dạng đôi chút để đặt ra chữ khác có nghĩa tương tự.

Có thể nói Chữ chuyển chú là chữ có cách đọc tương tự, đôi khi có thay đổi nét chữ chút ít so với chữ gốc. Nhưng cả hai có nghĩa gần nhau.

Lục Thư

Ví dụ:

  • 長 Trường = dài/Trưởng = lớn (trưởng thành). Do chữ 長 trường = dài đọc thành “trưởng”. Hai âm “trường”/”trưởng” và hai nghĩa “dài”/”lớn” tuy đã chuyển biến nhưng cùng một ý.
  • 少 Thiểu = ít/Thiếu = nhỏ tuổi. Do chữ 少 “thiểu” chuyển chú đọc thành “thiếu”. Hai âm “thiểu”/”thiếu” và hai nghĩa “ít”/”nhỏ” tuy đã chuyển biến nhưng cùng một ý.
  • 中 Trung = trúng, đúng/ở giữa, trong. Vốn do chữ 中 “trúng” chuyển chú thành “trung”. Hai âm “trúng”, “trung” và hai nghĩa “bắn trúng”, “ở giữa” tuy đã chuyển biến nhưng vẫn cùng một ý = khi bắn trúng, mũi tên ghim vào giữa cái bia.

5. Giả tá 假借 trong tiếng Trung

Chữ Giả tá là những chữ không có thất. Mượn thanh của từ này để diễn tả từ khác mà nó có ý nghĩa khác. Có thể hiểu là từ đồng âm khác nghĩa (đọc giống nhau nhưng có nghĩa khác.) Vốn không có chữ, mượn thanh để gửi sự, biến thành âm và nghĩa xa lạ, không có quan hệ duyên do suy diễn.

Lục Thư

Ví dụ:

  • 烏 Ô = con quạ đen ==> được mượn làm chữ “ô” trong 烏乎 ô hô = than ôi.
  • 令 Lệnh = như trong chữ “mệnh lệnh”, “hiệu lệnh” ==> được mượn làm chữ “lệnh” trong “huyện lệnh”.
  • 說 Duyệt = vui. Do chữ 說 thuyết = nói, giả tá đọc là “duyệt”.
  • Tiểu chú: Vẫn có một chữ 悅 également đọc là “duyệt”, đồng nghĩa là “vui lòng, đẹp ý”.
  • 般若 Bát Nhã = trí huệ thanh tịnh. Do chữ 般 Ban = xoay thuyền về + chữ 若 nhược (có một âm là “nhạ”) giả tá đọc Bát Nhã.
  • Tiểu chú: Có lẽ vì vậy mà có người dịch một môn võ công cao thâm của Phật môn là Ban Nhược thần công chăng?
  • 道 đạo = con đường, sau giả tá thành đạo trong “đạo lý”, “đạo đức”.

v.v.

6. Chữ Tượng thanh

Chữ Tượng thanh, còn gọi là Hài thanh, Hình thanh hoặc Tượng thanh.

Là lấy sự làm tên, mượn thanh để hợp thành. Đây là phép thông dụng nhất để hình thành Hán tự. Chữ hài thanh gồm một phần chỉ nghĩa, một phần chỉ thanh. Vị trí của hai phần này thay đổi tùy theo chữ, chia thành 8 loại:

Lục Thư

6.1- Nghĩa bên trái, thanh bên phải:

江 Giang = sông (thường dùng ở miền Hoa Nam). Gồm chữ 水 Thủy + 工 Công

河Hà = sông (thường dùng ở miền Hoa Bắc). Gồm chữ 水 Thủy + 可 Khả

沐 Mộc = tắm gội. Gồm chữ水 Thủy + 木 Mộc

銅 Đồng = một loại kim loại (ký hiệu hóa học là: Cu). Gồm chữ 金 Kim = kim loại + 同 Đồng = cùng nhau.

6.2- Nghĩa bên phải, thanh bên trái:

鴉 (鸦) Nha = con quạ khoang. Gồm 牙Nha + 鳥 Điểu (鸟)

鳩 (鸠) Cưu = con tu hú. Gồm 九 Cửu (số chín) +鳥 Điểu (鸟)

鴿 (鸽) Cáp = chim câu. Gồm 合 Hạp (hợp, có một âm đọc là cáp = lẽ) +鳥 Điểu (鸟)

郡 Quận = một khu đất chi theo địa giới hành chính. Gồm君Quân + 邑 Ấp

6.3- Nghĩa ở trên, thanh ở dưới:

芳 Phương = cỏ thơm. Gồm草 Thảo (thủa xưa viết là艸) +方 Phương

筒 Đồng = ống tre, ống trúc. Gồm 竹 Trúc +同 Đồng

藻 Tảo = loài rong, tảo, các loài thực vật dưới nước. Gồm草 Thảo +澡 Táo (thạo) = tắm rửa

6.4- Nghĩa ở dưới, thanh ở trên:

婆 Bà = phụ nữ lớn tuổi. Gồm 女 Nữ + 波 Ba (sóng)

勇 Dũng = mạnh. Gồm 力 Lực + 甬 Dũng

帛 Bạch = lụa dệt bằng tơ trần. Gồm 巾Cân = khăn + 白Bạch

6.5- Nghĩa ở ngoài, thanh ở trong:

固 Cố = vững bền. Gồm 囗 Vi = vây quanh + 古 Cổ

圃 Phố = vườn trồng rau. Gồm囗 Vi = vây quanh + 甫 Phủ

閣 (阁) Các = gác. Gồm門(门) Môn = cửa, nhà + 各 Các

6.6- Nghĩa ở trong, thanh ở ngoài:

問 (问) Vấn = hỏi. Gồm 門(门) Môn + 口 Khẩu

齎 (赍) Tê = đem cho. Gồm 貝 (贝) Bối = của quý + 薺 Tề

6.7- Nghĩa ở giữa, thanh ở hai bên:

辮 (辫) Biện = bện, gióc, đan (vd: Biện tử = đuôi sam). Gồm 糸 (纟) Mịch = sợi tơ ở giữa chỉ nghĩa, hai chữ 辛Tân ở hai bên là chữ Biện 釆 hay 辨 chỉ thanh.

辯 (辩) Biện = biện luận. Gồm 言 (讠) Ngôn = lời nói ở giữa chỉ nghĩa, hai chữ 辛Tân ở hai bên là chữ Biện 釆 hay 辨 chỉ thanh.

6.8- Nghĩa ở hai bên (hoặc ở trên, hoặc ở dưới), thanh ở giữa:

術 (术) Thuật = nghề (thuật sỹ), phương pháp, đường đi trong ấp. Gồm 行 Hành = đi, thi hành chỉ nghĩa + 朮 Truật chỉ thanh (tr chuyển thành th).

裏 Lý = áo lót. Gồm 衣 Y = áo + 里 Lý

Tiểu chú: Mạc Tiếu nghĩ chữ 里 ở đây không đơn thuần chỉ thanh, mà còn cả chỉ nghĩa là “bên trong” nữa: cái áo mặc bên trong.

Video Youtube về Lục thư chữ Hán

→ Xem thêm bài: Các từ Tượng thanh trong tiếng Trung

⇒ Xem thêm bài: Chiết tự chữ Hán

Chúc các bạn học tốt tiếng Trung. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi.

Nguồn: chinese.com.vn Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese. Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả.

Tìm hiểu thêm về chữ Hán tại HEFC.

Related Posts

Dịch Tên Sang Tiếng Trung

Các HỌ trong Tiếng Trung Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 14 nhóm họ phổ biến, với đa số dân số mang những họ này….

Bỏ túi từ vựng tiếng Anh về tình yêu để “thả thính” crush

Bạn là một người yêu thích sự lãng mạn? Bạn muốn biết những câu “pickup line” (câu thả thính) để có thể “cưa đổ” trái tim người…

Cách xưng hô trong gia đình và thứ bậc, vai vế trong các gia đình Việt

Như đã biết, cách xưng hô trong gia đình Việt rất đa dạng và phong phú. Không giống như các nước Châu Mỹ hay Châu Âu, ngôn…

Cáo phó là gì? Ý nghĩa và nội dung bảng cáo phó

Một trong những việc cần thiết và quan trọng ngay sau khi ai đó qua đời là lập bảng cáo phó. Nhưng cáo phó là gì? Tại…

Tổng Hợp Các Câu Ngôn Ngữ Mạng Của Giới Trẻ Trung Quốc

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các câu ngôn ngữ mạng phổ biến của giới trẻ Trung Quốc. Khi lướt qua các…

[2023 CẬP NHẬP] Bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn Bộ Giáo Dục mới nhất

Video bảng chữ cái mầm non Bảng chữ cái tiếng Việt là nền tảng quan trọng nhất để học tiếng Việt. Ở bài viết này, trường mầm…