Núp sau vẻ đông đúc và ồn ào của phố thị có một góc nhỏ Sài Gòn khác nghe rùng mình, ớn lạnh qua những câu chuyện được kể lại về những nơi có nhiều điều thật kì bí, ảo diệu, đáng sợ. Không ai đi chứng minh đó có phải sự thật hay không nhưng chắc chắn khi nghe qua ai cũng phải háo hức muốn nghe những câu chuyện “tâm linh” hư ảo, rùng rợn ấy.
1. Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.
“Ai từng là học sinh Nguyễn Thị Minh Khai chắc hẳn đều một lần được nghe qua câu chuyện về hồn ma áo tím trên tháp đồng hồ. Nhiều người kể rằng trên đây có một bàn thờ nhỏ để thờ một nữ sinh từng tự tử trong trường, bộ áo dài tím cùng vũng máu bê bết không hiểu từ đâu ra. Tháp đồng hồ là nơi cao và huyền bí nhất, nhìn từ dưới sân lên tháp bao giờ cũng thấy một vẻ u ám ảm đạm. Việc nhà trường cấm học sinh lên đây càng làm câu chuyện trên thêm phần đáng tin. Một số truyền thuyết khác không thể không kể đến về ngôi trường này đó là những ánh đèn chập choạng trong đêm, nước trong toilet tự động tắt mở, tiếng động lạ trong những căn phòng luôn khóa, dơi đầy trên mái ngói…Tuy nhiên đến nay nhà trường đã được xây dựng mới, sự huyền bí vì thế cũng phai dần.”
2. Chung cư 727 – Trần Hưng Đạo.
“Từng có tên là Bulding President , được mệnh danh là chung cư triệu đô cao nhất Sài Gòn và chỉ dành riêng cho những tướng xá, sỹ quan cao cấp vào thời 1960 nhưng nay thì nơi đây đã biến thành một tòa nhà mục nát, hôi hám và đầy rác thải… Theo lời của nhiều họ dân từng sống ở đây thì ban đêm họ thường trông thấy rất nhiều những tốp lính duyệt binh và dậm chân ầm ầm xuống nền đất, một số người khác kể lại rằng mình từng thấy một người đàn ông tóc vàng dắt tay một cô gái Việt. Khi chúng tôi tới đây để thăm dò thì đã được người quản lý “hù” trước bằng câu nói: “Trên tầng thượng từng có nhiều người tự tử lắm đó con mấy con..”
3. Ngôi nhà 24, Lý Thái Tổ, Q.3.
“Cách đây 12 năm, một ngọn lửa lớn đã thêu rụi toàn bộ căn nhà số 24 Lý Thái Tổ , Quận 3 – Tp Hồ Chí Minh và cướp đi sinh mạng của 7 thành viên trong gia đình trước sự ngỡ ngàng của người dân quanh đó. Tuy đã nhiều năm trôi qua nhưng khi nhắc đến ngôi nha này, ai ai cũng phải rợn người khi nhớ về những âm thanh kì quái như tiếng sột soạt của chổi quét, tiếng lịch kịch của đồ đạc bị đổ trong căn nhà hay hình ảnh về một người phụ nữ áo trắng bồng con đứng trên lan can nhìn xuống… Ông bà chủ căn nhà này may mắn thoát chết trong vụ hỏa hoạn năm xưa nhưng sau đó lại chẳng may mắc bệnh tâm thần , đến nay lối xóm không ai biết họ ở đâu, làm gì, ra sao…”
4. Thuận Kiều Plaza.
“Với cấu trúc 3 tầng tháp cao, Thuận kiều Plaza từng là biểu tượng cho sự phát triển của Sài Gòn cách đây hơn 15 năm về nhưng ngày nay những gì người ta nhìn thấy ở Thuận Kiều Plaza chỉ là sự lạnh lẽo, u ám mà khó ai có thể giải thích được. Tin đồn thực hư đến đâu thì chưa rõ, nhưng cảm giác lạnh sống lưng khi bước chân vào nơi đây thì không ai có thể chối bỏ được.”
5. Ngôi nhà cuối khu phố Phú Mỹ Hưng.
“Cuối khu đô thị Phú Mỹ Hưng có một căn nhà xây dở dang khá kì bí. Không hiểu vì lý do gì mà tất cả các lối đi vào nhà và cửa sổ đều được lấy gạch xây kín lại như muốn giam giữ một điều gì đó không cho nó thoát ra. Có nhiều người kể lại rằng trong quá trình xây dựng, một thợ hồ đã vào đây ngủ tạm nhưng đến sáng hôm sau lại được phát hiện đã chết, con trai người thợ này sau đó không lâu có đến nhận xác cha mình và ngủ tạm lại một đêm nhưng rồi cũng ra đi ngay trong căn nhà này mà không rõ lý do. Nhiều người đi ngang đây cũng xác nhận từng thấy những bóng trắng bí hiểm lượn lờ. Căn nhà này cho đến nay vẫn được bỏ dở không xây dựng gì thêm…”
6. Công viên Lê Thị Riêng.
“Tuy chưa được kiểm chứng nhưng theo nhiều nguồn tin cho biết công viên Lê Thị Riêng trước đây từng là nghĩa trang chôn cất rất nhiều xác chết của binh lính trong thời chiến. Ai từng một lần đi sâu vào khu vực công viên buổi tối chắc hẳn không thể nào quên được ánh đèn hiu hắt rải khắp các lối đi, hàng ghế đá trơ mình cùng không khí buồn và lẻ loi ghê gớm của nơi đây. Thậm chí có người còn khẳng định đã từng thấy một cô bé cỡ từ 4 – 5 tuổi, mắt trắng bệch và ngồi đong đưa một mình trên chết xích đu cũ. Cách đây không lâu người dân cũng đã phát hiện một xác chết nổi trên mặt hồ công viên Lê Thị Riêng..”
7. Nghĩa Trang Bình Hưng Hòa.
“Là nghĩa trang lớn nhất TP. HCM. Nghĩa trang Bình Hưng Hòa thuộc quận Bình Tân, có diện tích khoảng 45ha. Trong khuôn viên nghĩa trang còn có Trung tâm hỏa tán Bình Hưng Hòa. Trước đây khi quá trình đô thị hóa chưa phát triển nhanh chóng, nghĩa trang vẫn thuộc những huyện ngoại thành vắng vẻ. Bên cạnh những tệ nạn xẩy ra xung quanh khu vực thì không thể nào thiếu những lời đồn đại ma quỷ của những người ở gần đây. Nhiều câu chuyện ma rùng rợn của các blogger cũng được lấy cảm hứng từ chính mảnh đất này.”
8. “12 hũ cốt”.
“Nằm gần cầu Ông Sập ở khu vực quận 7, quận 8 và Huyện Bình Chánh. “12 hũ cốt” vốn là một cái miếu thờ với các hũ cốt của những người chết oan do tai nạn giao thông nhưng không có nhân thân nên được gửi vào đó. Tương truyền nếu ai đến đây nhưng không vào thắp nhang khấn vái những vong hồn chết oan sẽ phải gặp xiu xẻo. Nhiều nhóm bạn trẻ liều lĩnh thích tụ tập thành tốp đi qua đây vào ban đêm, men theo đường bờ ruộng để đến nơi mà “khám phá”. Nhưng có người biết đi ngang không ghé vào lại phải gặp chuyện xui như mất đồ, tai nạn phải vào viện, hay thậm chí gặp những chuyện ma quỷ mà không ai giải thích được”
9. Cánh đồng hoang quận 8.
“Giữa cánh đồng hoang quận 8 gần cầu Chà Và là một vùng đất trống có miếu thờ. Ngôi miếu thờ hai anh em ruột là cậu Hành và cô Lan từng treo cổ ở đây mà không ai rõ lý do. Ở đây có một người lái đò, người đến đây phải đi gửi xe rồi đi ghe sang sông. Nhưng ông lái đò cũng chỉ nhận khách đi sang mô đất đó từ 1h đêm đến 3 giờ sáng. Khách ngồi đò sang đến ngôi miếu khoảng 10 phút giữa không gian im lặng tĩnh mịch của đồng hoang…”
10. Nhà 1/5D , Đường Quang Trung.
“Nằm ngay bên cạnh gầm cầu Chợ Cầu – quận 12, ngôi nhà này đã từng được nhiều người đến thuê rồi lại vội vã ra đi vì bị “một thứ gì đó không thể xác định” chọc ghẹo. Nhiều người kể lại, họ đã phải chịu những đêm nghe tiếng gió rú qua khe cửa hay thấy những bóng người mờ ảo lướt đi trên nền nhà. Sau khi được thuê lại bởi một công ty may, các công nhân ngủ lại đêm ở đây thường xuyên phải đi cấp cứu vì ngạt thở do “ma đè”. Tuy được cơ quan chức năng cảnh báo rằng căn nhà không mấy thông thoáng, lại thêm lượng công nhân đông, nên dễ dẫn đến tình trạng thiếu không khí, nhưng người dân ở đây vẫn còn nhiều e sợ khi phải đi ngang ngôi nhà nhà này… Hiện ngôi nhà này vẫn để trống”.
11. Hồ Đá.
“ Nằm giữa làng Đại Học Quốc Gia quận Thủ Đức, hồ đá với những vách đá cao và độ sâu hơn 20m đã cướp đi hàng chục mạng người đến vui chơi tại đây. Nhiều lần, ban quản lý ĐHQG đã cho rào chắn nhưng lâu lâu lại tìm thấy xác trôi vào bờ do vui chơi ở đây, thậm chí là do tự tử. Nhiều người cho rằng hồ bị ma ám, rằng có “ma gia” – những người chết đuối – có thể lôi kéo họ đén đây và cướp đi mạng sống của họ. Nhưng cuối cùng cũng chỉ nằm ở ý thức mỗi người vẫn chưa nhìn ra sự nguy hiểm dưới Hồ Đá.”
12. “Nhà vĩnh biệt” bệnh viện Chợ Rẫy.
“ Không phải ai cũng biết rằng bệnh viện Chợ Rẫy có một nơi dùng để chứa xác những người đã chết nhưng chưa có nhân thân đến nhận mang tên “nhà vĩnh biệt” tọa lạc trên đường Thuận Kiều. Dù luôn sáng đèn nhưng khu vực hành lang bên trong nơi đây lại tạo cảm giác u minh lạnh lẽo, đau thương và vô cùng đáng sợ. khi được phỏng vấn, nhiều nhân viên vệ sinh ở đây cũng chia sẻ không ít lần trong khi làm nhiệm vụ đã nghe được những âm thanh kì lạ như tiếng thì thầm bên tai của một ai đó, tiếng khóc nấc của người oan ức…”.
13. Tòa nhà họ Hứa.
“Tọa lạc số 97 đường Phó Đức Chính, quận 1 ( nay là bảo tàng Mỹ thuật Hồ Chí minh), đây là một trong nhũng địa điểm bí ẩn nhất Sài Gòn vì không khí âm u đặc trưng, dáng dấp tĩnh lặng cũng như những truyền thuyết rung rợn xoay quanh nó. Người chủ đầu tiên của căn nhà là một đại gia người Hoa tên Hứa Bồn Hoa, ông có hàng chục đứa con trai nhưng chỉ có độc nhất một người con gái là Hứa Tiểu lan. Tuy nhiên sau khi người con gái này chết bất đắc kì tử thì tòa nhà cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hiện tượng kì là như thường xuyên có bóng áo trắng lướt đi trong đêm, tiếng khóc than ai oán rùng rợn hay căn phòng gác mái bí hiểm… Tới tận bây giờ, cái chết của Hứa Tiểu Lan vẫn là một dấu chấm hỏi lớn cho nhiều người.”
Ảnh: 19day.info/theo Mlog