MCB là gì ? MCCB là gì ? ACB là gì ? So sánh MCB với MCCB khác nhau ra sao ? Tại sao phải dùng MCB và MCCB ? Nguyên lý hoạt động của MCB MCCB ACB RCCB ELCP MPCB… Ứng dụng của MCB MCCB ra sao ? Aptomat là gì ? Cầu dao điện là gì ? Cầu chì là gì ? So sánh cầu dao điện và cầu chì ? Tại sao sử dụng MCB thay cho cầu dao ? MCB MCCB la gi ?
Hệ thống điện trong hộ gia đình đều có thiết bị đóng ngắt để đảm bảo an toàn khi xảy ra chạm chập điện, tai nạn điện. Chúng ta vẫn hay gọi là cầu dao tự động. Mục đích lắp cầu dao tự động là để đảm bảo an toàn cho gia đình của mình. Còn đối với điện trong nhà máy thì sẽ không gọi là cầu dao tự động mà được gọi là thiết bị đóng cắt mạch. Tuy tên gọi khác nhau nhưng về cơ bản thì các thiết bị này có chung một chức năng là bảo về quá tải, tăng sự an toàn cho hệ thống. Vậy cầu dao tự động là thiết bị gì mà hay như vậy ? Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.
1. Cầu dao tự động là gì ?
Cầu dao tự động hay có nhiều người gọi là Aptomat (tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Nga) là thiết bị dùng để phát hiện rò điện, phát hiện quá tải, quá dòng cũng như chống điện giật. Cầu dao tự động có tên tiếng anh là Circuit Breaker và được viết tắt là CB.
Trên thị trường có nhiều loại cầu dao tự động khác nhau và được phân loại dựa trên kích thước, dòng áp bảo vệ… Tuy nhiên cầu dao tự động thường chia ra làm hai loại chính là: MCB và MCCB. Vậy đọc tới đây, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng “cầu dao tự động” là một khái niệm chung chỉ các thiết bị đóng, ngắt điện. Còn “MCB” hay “MCCB” là tên của hai loại cầu dao tự động.
2. MCB MCCB là gì ? MCB MCCB viết tắt của từ nào ?
Sau khi chúng ta hiểu cầu dao tự động là gì. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hai loại cầu dao tự động phổ biến nhất hiện nay là MCB và MCCB.
MCB được viết tắt từ Miniature Circuit Breaker hay còn được gọi là CB tép. Chức năng chính của MCB là chuyển mạch hay mở mạch (ngắt mạch) tự động khi dòng điện đi qua vượt quá giá trị được thiết lập. Để rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của MCB các bạn có thể xem video này nhé:↓↓↓↓
MCCB được viết tắt từ Moulded Case Circuit Breaker. Đây là một dạng cầu dao tự động dạng khối hay mọi người hay gọi là Aptomat khối. MCCB cũng là một thiết bị đóng, ngắt điện tương tự như MCB nhưng có dòng điện định mức lớn hơn và được sử dụng nhiều trong công nghiệp. Chúng ta cùng nhau xem video bên dưới để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của MCCB nhé: ↓↓↓↓
3. MCB và MCCB khác nhau như thế nào ?
Chúng ta đã biết MCB MCCB là gì. Vậy tiếp theo chúng ta sẽ đi so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa MCB và MCCB nhé.
Giống nhau: cả hai loại này có chức năng như nhau và mục đích sử dụng như nhau
Khác nhau:
- MCCB điều chỉnh được dòng điện ngắt mạch còn MCB không được
- MCB thường được dùng trong hộ gia đình hoặc công nghiệp nhỏ còn MCCB thường dùng trong ngành công nghiệp lớn
- Giá thành của MCB rẻ hơn rất nhiều so với MCCB
- Kích thước của MCCB lớn hơn nhiều so với MCB
- Dòng ngắt của MCCB từ 10.000A ~ 100.000A còn MCB thì dòng ngắt tối đa 10.000A
- Một số dòng MCCB ngày nay có chức năng báo động còn MCB thì không có
Như vậy mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm riêng. Tùy vào mục đích sử dụng, ứng dụng và dòng ngắt và chúng ta sẽ chọn MCCB hay MCB. Trên thực tế còn có ACB với dòng đóng ngắt lớn, chế độ liên động khóa chéo và được sử dụng nhiều trong nhà máy.
4. MCB MCCB là gì ? Một số loại cầu dao tự động khác trên thị trường
Ngoài hai loại chúng ta đã tìm hiểu ở trên là MCB và MCCB thì trên thị trường còn nhiều loại cầu dao tự động (aptomat) khác. Trong phần này tôi sẽ liệt kê một số loại mà có thể bạn đã từng nghe thấy hoặc nhìn thấy như:
Earth Leakage Circuit Break – ELCB hay được gọi là Aptomat chống giật. ELCB được dùng để đảm bảo an toàn cho lưới điện và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho con người.
Residual Current Device – RCD là cầu dao chống rò điện.
Residual Current Circuit Break – RCCB là thiết bị bảo vệ – ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn dò rò điện.
Ngoài ra còn một số loại như ACB, MPCB, RCBO cũng là các thiết bị đóng, cắt có chức năng tương tự như MCB và MCCB. Mỗi loại thiết bị đóng cắt sẽ phù hợp cho một số ứng dụng nhất định. Do đó chúng ta cần phải hiểu rõ đặc tính kỹ thuật, nguyên lý làm việc của từng thiết bị để lựa chọn cho chính xác.
Tóm lại, qua bài viết MCB MCCB là gì này tôi hy vọng sẽ chia sẻ những kiến thức một cách đơn giản và dễ hiểu nhất cho các bạn. Hãy comment lại những câu hỏi hoặc góp ý để chúng ta cùng nhau thảo luận nhé. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết này.