Trong thành ngữ tiếng Việt có câu: “Nôm na là cha mách què” đã được nhiều người biết và sử dụng, nhưng ý nghĩa thực của câu này là gì? Chưa thấy ai giải thích kỹ càng.
Riêng với người viết, câu ‘Nôm na là cha mách què’ có ý nghĩa rất đặc biệt; là chiếc chìa khoá giúp bản thân đi vào Dịch học.
Xin giải nghĩa:
- Nôm là biến âm của ‘Nam’ chỉ nước Việt người Việt, từ Nôm trong câu này chỉ chữ Nôm, từ Nôm hay âm Nôm nói chung ý trong câu là chỉ tiếng nói của người Việt Nam.
- Ngày nay thường hiểu từ Nam là chỉ riêng người Việt Nam; thực ra đây là từ chỉ chung cả khối ‘Bách Việt’, thời Nguyên Mông để thì người phía bắc sông Dương tự gọi là người Hán, phía nam Dương tử gọi là người Nam.
- Na tức ‘na ná’ nghĩa là gần giống với.
- Cha đồng nghĩa với thầy cũng có thể hiểu là thầy dạy học, người chỉ dẫn.
- Mách là chỉ bảo, chỉ dẫn nghĩa như trong ‘mách bảo’, ‘mách nước’, v.v.
- Què ở đây biến âm của từ Quái trong Hoa ngữ hay quẻ trong tiếng Việt chỉ 8 quẻ căn bản của Dịch học, quẻ đơn là Kiến Đoài ly Chấn Tốn khảm Cấn Khôn.
Tóm lại nghĩa của câu ‘Nôm na là cha mách què’ là:
Na ná hay gần giống với từ Nôm là thầy chỉ bảo về ý nghĩa các quẻ Dịch.
Có thể viện dẫn:
- Quẻ Kiến hay Cấn chỉ sức mạnh hoặc sự to lớn có gốc từ tiếng Việt là ‘cồng-kềnh’ hay ‘kềnh càng’.
- Quẻ Đoài, đoài là biến âm của điều hay đào tức màu đỏ.
- Quẻ ly biến âm của quẻ ‘lửa’ tượng trưng cho sức nóng, ánh sáng và mặt trời.
- Quẻ Chấn, chấn là biến âm của ‘sấm’ Hoa ngữ là Lôi.
- Quẻ Tốn hay Toán tức tính-toán trong tiếng Việt chữ cổ còn gọi là tán.
- Quẻ Khôn còn gọi là Cống, thực ra là ‘cống’ tiếng Việt thường dùng từ kép ‘lạnh cống’.
- Quẻ Cấn còn gọi là căn nghĩa tiếng Việt là ‘cấn’ là cái để nắm lấy và điều khiển như cán dao, cán cuốc, v.v.
- Quẻ Khôn chỉ sự khôn ngoan nơi con người, chỉ khả năng nhận xét của não bộ tức khả năng nhìn nhận và phán đoán sự việc.
Xem sét kỹ thì: Không chỉ riêng Bát quái mà Thập can cũng do ‘Nôm na’ mà ra như:
- Giáp – chắc trong chắc chắn.
- Ất – ớp như trong ớp ép.
- Bính – bấn, bấn loạn.
- Đinh – đanh cứng như đanh.
- Mậu – mẹ.
- Kỷ – cả.
- Canh – canh (nước), cánh, cạnh, canh, chi trục ngang.
- Tân – tâng, tưng, tung lên chỉ trục đứng.
- Nhâm – nhủn, nhung (mềm như nhung).
- Qúy hay Khang – khăng, khăng khăng không đổi.
Thực kỳ lạ… tên các thành tố của Dịch học như Thập can, Bát quái… v.v. không mang 1 ý nghĩa gì trong Hoa ngữ, nó thuần là các tên để gọi mà thôi… ngược lại khi ‘Nôm na’ thì ý nghĩa Dịch lý lại nằm ngay chính trong tên gọi của nó. (Xin đọc Dịch học họ HÙNG), Thậm chí những từ khoá trong nguyên lý cơ bản “sinh sinh chi vị dịch” cũng có gốc từ ‘Nôm na’ mà ra: “thái cực sinh lượng nghĩ, lượng nghĩ sinh tứ tưởng, tứ tưởng sinh bát quái…” ; cực nghĩ tưởng quái v.v. đều là những ‘đặc từ’ chỉ dùng trong dịch học phải có công ‘tu luyện’ mới thấu đáo… ngược lại khi dùng ‘nôm na pháp’: “..1 cục hay cuộc sinh 2 ngôi, 2 ngôi sinh 4 tạng hay dạng, 4 tạng sinh 8 quả”… rồi cả 3 toà 5 hình 9 chỗ thì ra tất cả là những danh từ thông thường dùng trong cuộc sống hàng ngày người ‘bình dân’ ai gặp cũng hiểu ngay… chẳng phải là ‘đặc ngữ đặc từ’ chi cả có thể nói: khi ‘Nôm na’ thì Dịch học rất gần gũi đời sống thường nhật của con người trái hẳn với Dịch học siêu đẳng của Hoa ngữ… nói toàn chuyện trên mây như chỉ dành cho các bậc thành triết mà trên cõi đời này hỏi có được mấy vị? Ngược lại bọn buôn thần bán thánh kiếm sống dựa dẫm vào thứ Dịch học ‘siêu đẳng’ này thì đông đến tám tạ thiên khênh.
Tóm lại dựa vào yếu tố ngôn ngữ có thể khẳng định: Kinh Dịch chứa đựng những hiểu biết về sự vận động và biến đổi của mọi vật trong Không và Thời gian là thành tựu trí tuệ của người NAM hay Bách Việt mà chỉ duy nhất còn lại đại diện cho cả dòng giống là Lạc Việt tức người Việt Nam ngày nay.
*Được chỉnh sửa bởi HEFC. Vui lòng truy cập HEFC để biết thêm thông tin.