Điểm Pivot là chỉ báo phổ biến cho nhà đầu tư chủ yếu phân tích kỹ thuật. Pivot point có thể đưa ra điểm mua bán cho nhà đầu tư dựa vào các mức hỗ trợ và kháng cự. Vậy điểm Pivot là gì? Điểm mạnh và điểm yếu của chỉ báo cũng như cách sử dụng chỉ báo sẽ có trong bài viết dưới đây.
Mục lụchiện1Điểm Pivot là gì?2Các thành phần hình thành nên Pivot Point3Những điểm mạnh và yếu của điểm Pivot trong chứng khoán3.1Điểm mạnh3.2Điểm yếu4Điểm xoay Pivot là gì?5Công thức tính điểm xoay Pivot6Phương pháp giao dịch với Pivot point6.1Giao dịch trong range (phạm vi)6.2Giao dịch theo điểm phá vỡ (breakout)6.3Giao dịch theo đường PP trung tâm7Kết luận
Điểm Pivot là gì?
Điểm Pivot (Pivot point) là điểm xoay của nến giá, đây được xem là vùng mà nến giá sẽ đảo chiều. Pivot point là giá trị trung bình của mức giá cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa kết phiên giao dịch trước đó.
Với chỉ báo điểm Pivot, nhà đầu tư có thể tìm ra vùng kháng cự và hỗ trợ của nến giá. Từ đó, nhà đầu tư dựa vào chỉ báo này để có những điểm giao dịch hợp lý. Trong đó, vùng giá hỗ trợ nhà đầu tư có thể mua vào với tỷ trọng vừa phải để thăm dò. Ngược lại với kháng cự, nhà đầu tư nên bán cổ phiếu khi nến giá sắp chạm vùng này.
Các thành phần hình thành nên Pivot Point
Điểm Pivot được hình thành bởi 3 thành phần, cụ thể:
- Đường chính PP: Đường trục chính và là điểm xoay của Pivot.
- Các mức hỗ trợ: S1, S2 và S3 dưới đường chính PP
- Các mức kháng cự: R1, R2 và R3 trên đường chính PP
Khi nến giá nằm trên Pivot point và chuyển động gần đến S1, S2 và S3: điều này cho thấy nến giá có khả năng tiếp tục tăng do gặp ngưỡng hỗ trợ.
Khi Pivot point thấp và nến giá nằm trên, nến giá có khả năng giảm khi chạm các mức kháng cự S1, S2 và S3.
Những điểm mạnh và yếu của điểm Pivot trong chứng khoán
Điểm Pivot đưa ra các tín hiệu đảo chiều dựa vào hỗ trợ và kháng cự của nến giá; từ đó đưa ra tín hiệu giao dịch khá tin cậy. Tuy nhiên, chỉ báo này có một số điểm mạnh và điểm yếu mà nhà đầu tư nên lưu ý, cụ thể:
Điểm mạnh
- Pivot point xác định vùng kháng cự và hỗ trợ tìm ra vùng giá giao dịch
- Pivot Point có thể sử dụng cho đa dạng khung thời gian trên biểu đồ
- Có thể kết hợp Pivot Point với một số chỉ báo như Bollinger Bands, MACD,…để tối ưu quyết định giao dịch.
Điểm yếu
- Khi xuất hiện nến Doji ở phiên trước (giá đóng cửa và mở cửa gần bằng nhau), khả năng cao tín hiệu đưa ra không đáng tin cậy.
- Tuy vậy, nếu nến giá quá dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín hiệu ở các khung thời gian khác nhau.
- Vùng giá hỗ trợ và kháng cự có biến động nhanh chóng khiến các mức cắt lỗ và chốt lời sẽ không đảm bảo lợi nhuận và cả rủi ro.
Điểm xoay Pivot là gì?
Điểm xoay Pivot là chỉ báo đưa ra xu thế chung của thị trường trong các khung thời gian phân tích khác nhau. Điểm xoay thực chất là giá trị trung bình của mức giá cao, thấp nhất trong phiên và mức giá kết phiên giao dịch trước.
Điểm xoay Pivot cũng bao gồm 3 thành phần chính và 7 đường: đường chính (điểm trục hoặc điểm xoay Pivot); 3 đường nằm dưới đường chính là R1, R2 và R3 là 3 đường kháng cự của nến giá; 3 đường nằm trên đường chính là S1, S2 và S3 là 3 đường hỗ trợ cho nến giá khi giá giảm.
Công thức tính điểm xoay Pivot
Công thức tính điểm xoay Pivot:
Pivot point = [Giá cao nhất (kỳ trước) + Giá thấp nhất (kỳ trước) +
Giá đóng cửa (kỳ trước)] / 3
Các đường kháng cự có công thức như sau:
- R1 = (2 x Pivot Point) – Giá thấp (kỳ trước)
- R2 = (Pivot Point – S1) + R1
- R3 = Pivot Point – (R2 – S2)
Các đường hỗ trợ có công thức như sau:
- S1 = (2 x Pivot Point) – Giá cao (kỳ trước)
- S2 = Pivot Point – (R1 – S1)
- S3 = Pivot Point – (R2 – S2)
Phương pháp giao dịch với Pivot point
Giao dịch trong range (phạm vi)
Khi nến giá nằm trong kháng cự và hỗ trợ, sẽ khó giao dịch khi chưa có dấu hiệu của thị trường. Lúc này, dựa vào các đường hỗ trợ và kháng cự của Pivot Point và đưa ra các mốc mua bán cổ phiếu. Nhà đầu tư thực hiện mua khi gần đến mốc hỗ trợ và bán khi gần chạm kháng cự.
Giao dịch theo điểm phá vỡ (breakout)
Nhà đầu tư nên đặt lệnh mua/bán cách vùng kháng cự/hỗ trợ gần những mốc tiếp theo. Lúc này, nhà đầu tư nên đặt mức chốt lời khi giá gần chạm kháng cự; tương tự cắt lỗ khi nến giá vi phạm 7% nếu “thủng” hỗ trợ. Sau đó, nến giá phục hồi và nhà đầu tư chờ đợi điểm phá vỡ (breakout) để mua vào.
Giao dịch theo đường PP trung tâm
Theo phương pháp giao dịch này, nhà đầu tư cần theo dõi tín hiệu thích hợp. Khi nến giá tăng từ dưới lên trên đường PP, chạm đường kháng cự của nến giá; lúc này có thể hình thành mô hình nến đảo chiều giảm. Nhà đầu tư nên đặt lệnh bán khi nến giá sắp chạm đường kháng cự.
Kết luận
Điểm Pivot là chỉ báo đưa ra tín hiệu giao dịch khá tin cậy dựa vào vùng hỗ trợ và kháng cự. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể tối ưu quyết định giao dịch khi kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác. Hãy thường xuyên cập nhật kiến thức đầu tư trên DNSE nhé.