Khi những giá trị thẩm mỹ ngày càng được chú trọng thì các phẩm mỹ thuật ứng dụng ngày càng đi sâu vào đời sống của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thế nào là mỹ thuật ứng dụng vì vậy ACC mời bạn tham khảo bài viết Mỹ thuật ứng dụng là gì? (cập nhật 2022).
1. Mỹ thuật ứng dụng là gì?
Mỹ thuật ứng dụng là gì? (cập nhật 2022)
Mỹ thuật ứng dụng là việc ứng dụng các sản phẩm mỹ thuật vào cuộc sống hàng ngày. Trong khi các tác phẩm mỹ thuật truyền thống chỉ có tác dụng thẩm mỹ và trang trí thì các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng lại là sự kết hợp của cả tính thẩm mỹ lẫn tính ứng dụng. Mỹ thuật ứng dụng có mặt ở khắp nơi và góp phần vào mọi khía cạnh của cuộc sống, từ những sản phẩm nhỏ nhất như ấm trà, cái chén cho tới ngôi nhà, công trình kiến trúc,… Mỹ thuật ứng dụng bao gồm thiết kế đồ họa, thiết kế tạo dáng công nghiệp, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất và nghệ thuật trang trí.
2. Quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả đổi với tác phẩm bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân.
Tương tự các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được pháp luật bảo hộ phải đảm bảo các điều kiện sau:
Thứ nhất, là sản phẩm của hoạt động sáng tạo: tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là kết quả sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, hướng tới cái đẹp của con người. Việc tạo ra một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đòi hỏi công sức, kỹ năng, thời gian, sự khéo kéo, đặc biệt là sự nỗ lực sáng tạo của tác giả. Tuy nhiên, pháp luật về quyền tác giả không đặt ra yêu cầu, điều kiện về chất lượng hay giá trị nghệ thuật, sáng tạo của một tác phẩm, vì vậy, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chỉ cần là kết quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ.
Thứ hai, được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc, gắn liền hoặc thể hiện trên các đồ vật hữu ích. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chủ yếu được thể hiện qua yếu tố hình ảnh, đồ họa hoặc điêu khắc, có thể được thể hiện trên bất kỳ chất liệu, vật liệu nào gắn liền với các sản phẩm (đồ vật). Khác với tác phẩm tạo hình thông thường chỉ mang tính “thẩm mỹ”, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mang bản chất kép, bao gồm cả tính “ứng dụng”, vì vậy tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể định hình trên bất kỳ sản phẩm nào phục vụ cho nhu cầu đời sống.
Thứ ba, mang tính nguyên gốc: Điều kiện này đòi hỏi tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải được sáng tạo ra một cách độc lập, không sao chép hoàn toàn từ các tác phẩm của người khác. Tính nguyên gốc ở đây chỉ liên quan đến hình thức thể hiện chứ không liên quan đến ý tưởng hay nội dung tác phẩm. Quyền tác giả đối với một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nôi dung, hình thức, chất lượng,.. đã đăng ký hay chưa đăng ký, đã công bố hay chưa công bố. Do đó, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không là căn cứ phát sinh quyền tác giả mà chỉ có giá trị như chứng cứ chứng minh của đương sự khi có tranh chấp liên quan đến tác phẩm mỹ thuật ứng dụng xảy ra.
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ theo cơ chế bảo hộ quyền tác giả tức là bảo hộ về mặt hình thức. Điều đó có nghĩa là việc pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nhằm tránh lại sự sao chép hoàn toàn một tác phẩm đã có sẵn trước đó. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được sáng tạo sau đó có thể có điểm tương đồng về mặt nội dung; cách thức trình bày thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc có thể có những điểm tương đồng với nhau, nhưng việc tạo ra tác phẩm đó phải hoàn toàn độc lập, không phải là sự sao chép thì sẽ không bị coi là xâm phạm quyền tác giả đổi với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Theo Điểm a, Khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ thì tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chưa công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
3. Các vị trí việc làm ngành mỹ thuật ứng dụng
Mỹ thuật ứng dụng bao gồm rất nhiều ngành nghề khác nhau như thiết kế nội thất, thiết kế thời trang, trang trí,… Đây cũng chính là những vị trí việc làm phổ biến với những người có chuyên môn về mỹ thuật ứng dụng.
- Thiết kế đồ họa: Thiết kế đồ họa hiện được xem là một trong những ngành thiếu nhân lực và hái ra tiền trong xã hội hiện nay. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, thiết kế đồ họa lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp muốn thu hút khách hàng tiềm năng và bán được hàng phải bắt buộc phải có hình ảnh quảng cáo, demo sản phẩm đẹp,… và tất cả những việc này đều thuộc về vai trò của thiết kế đồ họa.
- Thiết kế nội thất: Không đơn giản chỉ là sắp xếp các món đồ trong nhà sao cho hợp lý, thiết kế nội thất còn là sự kết hợp của mỹ thuật, hội họa và thậm chí là cả kỹ thuật. Điều này được thể hiện ở cách phối màu, tận dụng ánh sáng và điều kiện tự nhiên, lựa chọn đồ vật trang trí,… cho các không gian sống và làm việc. Người làm nghề thiết kế nội thất bắt buộc phải có kỹ năng tư duy tốt về không gian, màu sắc và phải có khả năng quan sát tốt.
- Thiết kế thời trang: Thời trang là một trong những ngành chưa bao giờ hết hot trong xã hội hiện đại. Nhu cầu làm đẹp của con người là vô tận, đặc biệt là khi điều kiện sống đã được cải thiện đáng kể như hiện nay. Sinh viên theo học ngành mỹ thuật ứng dụng là những người có chuyên môn đầy đủ nhất về thiết kế, sản xuất quần áo. Họ thậm chí còn có thể phụ trách các tạp chí về thời trang hoặc tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này.
- Tạo dáng công nghiệp: Tạo dáng công nghiệp chính là việc hình thành ý tưởng, phác họa và thiết kế những sản phẩm có giá trị văn hóa. Các tác phẩm thiết kế chủ yếu được thể hiện bằng các đường nét, màu sắc và hình khối mới mẻ và các yếu tố này cần phải được kết hợp với nhau một cách thật khéo léo để tạo nên tác phẩm vừa có tính ứng dụng cao mà không làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ.
4. Câu hỏi thường gặp
Cơ hội việc làm ngành mỹ thuật ứng dụng
Sinh viên tốt nghiệp ngành mỹ thuật ứng dụng có lợi thế nhiều hơn hẳn những sinh viên học ngành mỹ thuật truyền thống khác. Bên cạnh việc tập trung vào khía cạnh ứng dụng thực tế của tác phẩm thiết kế, nhiều trường hoặc trung tâm đào tạo mỹ thuật ứng dụng còn kết nối trực tiếp với các công ty để tìm chỗ thực tập hoặc làm việc chính thức sau khi ra trường cho sinh viên xuất sắc. Các ngành xây dựng, thời trang, quảng cáo, bảo tàng, công ty thiết kế trang trí nội thất,… là nơi tuyển dụng sinh viên mỹ thuật ứng dụng nhiều nhất. Những người theo nghề này cũng có thể làm nghệ sĩ tự do và kiếm thu nhập bằng cách bán tác phẩm.
Mức lương ngành mỹ thuật ứng dụng
Mỹ thuật ứng dụng bao gồm rất nhiều vị trí công việc khác nhau tùy vào công việc mà mức lương cũng sẽ khác nhau. Nếu bạn chọn theo ngành nhân viên thiết kế đồ họa thì mức lương sẽ dao động trong khoảng 7 – 20 triệu đồng/tháng. Cao hơn một chút là nhân viên thiết kế nội thất với mức lương tháng khoảng 8,5 – 37 triệu đồng/tháng. Ở mức trung bình là lương nhân viên thiết kế thời trang, khoảng 9,5 – 25 triệu đồng/tháng. Đây đều là mức lương dành cho nhân viên và còn có thể nâng cao hơn trong quá trình làm việc nếu như bạn đã tích lũy được nhiều kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, khi mới ra trường, bạn sẽ phải chấp nhận mức lương thấp hơn mức trung bình này. Và nếu như bạn chọn làm việc tự do thay vì làm nhân viên chính thức cho một công ty thì mức lương sẽ không cố định, tùy thuộc vào năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và cả khả năng làm PR, marketing của bạn.
Trên đây là bài viết Mỹ thuật ứng dụng là gì? (cập nhật 2022). Nếu có bất kì câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của bạn vui lòng liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ.