Vạn Lý Trường Thành – Điểm đến mơ ước của rất nhiều du khách. Nếu bạn chưa có cơ hội hay chuẩn bị có kế hoạch du lịch thì hãy “dạo quanh” Vạn Lý Trường Thành trong bài viết này nhé! Có nhiều thông tin bổ ích mà bạn cần biết đó!
1. Vạn Lý Trường Thành nằm ở tỉnh nào của Trung Quốc?
Nếu bạn là người yêu thích khám phá, du lịch mà không biết Vạn Lý Trường Thành ở đâu thì quả là một điều đáng tiếc. Đây là một trong những công trình nổi tiếng nhất tại Trung Quốc, được vinh danh là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới vào năm 1987. Trải qua hơn 2300 năm, công trình này vẫn “trường tồn” với thời gian và trở thành một địa điểm không thể bỏ qua khi bạn có cơ hội đặt chân tới Trung Quốc.
Tuy nhiên, Vạn Lý Trường Thành nằm ở tỉnh nào của Trung Quốc không phải ai cũng biết rõ. Thực tế, có rất nhiều người lầm tưởng rằng, Vạn Lý Trường Thành là một công trình ở TP. Bắc Kinh. Nhưng thực chất thì không phải vậy.
Vạn Lý Trường Thành là danh xưng để ám chỉ một bức tường thành kéo dài vạn dặm. Bởi vậy nó không thể tọa lạc cố định tại một tỉnh hay thành phố nào ở Trung Quốc.
Theo nhiều nghiên cứu, chiều dài thực tế của công trình này là khoảng hơn 20 nghìn Km, nó đi qua tổng cộng 15 tỉnh của Trung Quốc. Với cửa ải đầu tiên tọa lạc tại tỉnh Niêu Linh, kéo dài mãi tới tận biển đông – Biên giới của Hàn Quốc.
2. Lịch sử Vạn Lý Trường Thành
Ai là người xây dựng Vạn Lý Trường Thành?
Nói đến sự tồn tại của Vạn Lý Trường Thành, công trình này bắt đầu được xây dựng từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc (năm 221 TCN). Tuy nhiên, vào thời điểm này, Trường Thành chỉ là những bức tường riêng rẽ được xây bởi các nước Yến, Tề, Hán,… với mục đích phân chia ranh giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và ngăn chặn sự xâm nhập của các nước đối thủ.
Mãi cho tới khi vua Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, những bức tường thành riêng rẽ này mới được kết hợp lại và kéo dài nghìn dặm. Tuy nhiên, công trình xây dựng thành này không dừng lại ở đó. Sau khi nhà Tần diệt vong, các triều đại kế tiếp của Trung Quốc cũng tiếp tục thực hiện công việc này. Thời gian xây dựng thành Vạn Lý Trường Thành được ước tính kéo dài hơn 2300 năm, đi qua các triều đại của Trung Quốc. Cho tới thời nhà Minh, công cuộc xây dựng này mới thực sự được hoàn thành.
Vạn Lý Trường Thành được xây dựng như thế nào?
Vạn Lý Trường Thành được xây dựng như thế nào? Thực tế, người góp công lớn xây dựng tường thành chính là Tần Thủy Hoàng. Câu chuyện đằng sau việc vì sao Tần Thủy Hoàng lại kết hợp các bức tường thành riêng rẽ từ thời Chiến Quốc bắt nguồn từ một lời bịa đặt. Cụ thể, để hiểu rõ nguồn gốc của Vạn Lý Trường Thành, chúng ta hãy cùng tìm hiểu vua Tần Thủy Hoàng là ai trước đã nhé!
Tần Thủy Hoàng là ai?
Tần Thủy Hoàng tên khai sinh là Doanh Chính, ông sinh vào năm 259 TCN và mất vào năm 210 TCN. Ông bắt đầu đăng quang vào năm 246 TCN, tự phong là Thủy Hoàng Đế thời gian Tần Thủy Hoàng cai trị đất nước là khoảng 36 năm. Ngoài ra, Tần Thủy Hoàng còn được mệnh danh là vị vua đầu tiên thống nhất được đất nước (221 TCN), sau khi đánh bại các nước chư hầu.
Sau khi lên ngôi vua, Tần Thủy Hoàng ngay lập tức ban hành nhiều sách lược mang tính lịch sử, bao gồm cả việc xây dựng Trường Thành.
Nhiều người nghĩ rằng, Vạn Lý Trường Thành được xây dựng để ngăn chặn sự xâm lược của các nước đối thủ, củng cố hệ thống phòng thủ, là nơi giao thương hàng hóa,… Tuy nhiên, sự thật chưa hẳn đã là như vậy. Nguyên nhân sâu xa khiến Tần Thủy Hoàng quyết định kết hợp các bức tường thành riêng rẽ đó chính là lời tiên tri trong sách tiên tri.
Lý do xây dựng Trường Thành
Theo các tài liệu lịch sử ghi lại, Tần Thủy Hoàng là một vị vua rất mê tín. Minh chứng là từ việc ông đã sai người đi tìm được thuốc “Trường sinh bất tử”. Đến cả điều này mà vị vua cũng mù quáng thì việc tin vào một lời tiên tri bịa đặt không rõ từ đâu để xây thành dài ngàn dặm là điều hoàn toàn bình thường.
Cụ thể, trong vài năm đầu dưới sự cai trị của Tần Thủy Hoàng, cuộc sống của dân chúng và tình hình đất nước không có biến động đáng kể. Điều này làm gia tăng nỗi lo sợ của Tần Thủy Hoàng. Vị vua này lo rằng sẽ có một ngày nhà Tần sẽ rơi vào tay nhà Hồ.
Chính vì vậy, năm thứ 32, Tần Thủy Hoàng đã phái Lô Sinh đi tìm được người có thể tiên đoán được vận mệnh đất nước. Và tất nhiên, hành trình đi tìm “lời tiên tri” này của nhà họ Lô đã thất bại. Khi trở về để không bị trừng phạt, tên này đã thêu dệt lên những lời bịa đặt và nói rằng tương lai của nhà Tần sẽ trở nên tốt đẹp và phát triển. Tuy nhiên, đây không phải là những lời mà Tần Thủy Hoàng muốn nghe, điều ông muốn biết là làm thế nào có thể củng cố chính quyền.
Một lần nữa, Tần Thủy Hoàng lại phái Lô Sinh đi tìm “thần tiên” có thể giải đáp những thắc mắc trong lòng ông. Sau nhiều lần không thành công, cuối cùng Lô Sinh đã mang về một cuốn sách, được gọi là “Sách tiên”. Trong cuốn sách này, có dòng chữ khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng sợ hãi và đã lệnh ngay cho binh lính đi xây dựng thành. Đó chính là “Vong Tần giả Hồ dã” – có nghĩa là “Tần mất do Hồ”.
Vào thời điểm đó, nhà Hồ hay còn gọi là quân Hung Nô, là một nước Phương Bắc có mối thù không xóa bỏ với nhà Tần. Cũng vì lời tiên tri không rõ đúng sai này, Tần Thủy Hoàng đã phái tướng lĩnh cùng 30 nghìn binh lính tiến đánh Hung Nô. Tuy đã giành được thế chủ động, nhưng Tần Thủy Hoàng vẫn chưa yên ổn. Từ đó, tường thành được xây dựng để ngăn chặn sự xâm lược của các nước Phương Bắc, đặc biệt là giặc Hung Nô.
Công trình đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người công nhân
Nô lệ, người dân nghèo, nho sĩ phạm tội, tù nhân,… là những đối tượng chính bị bắt đi xây dựng thành.
Quá trình xây dựng thành là một công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm. Địa hình nơi đây rất hiểm trở, có nơi được xây dựng trên vách núi cheo leo, nơi thì là dòng sông chảy xiết, có những nơi lại là tàn sa mạc, với cái nóng cháy da cháy thịt. Nhiều người bỏ mạng trong quá trình xây dựng thành. Có người nói rằng, Vạn Lý Trường Thành không chỉ là bức tường dài nhất thế giới mà còn là “Nghĩa địa dài nhất nhân loại”.
Người công nhân phải làm việc từ sáng tới tối, không kể nắng mưa, rét buốt hay giông bão. Dưới sự giám sát của binh lính, bất kỳ sự phản kháng hay lười biếng sẽ bị “ăn” ngàn roi găm.
Nguyên liệu xây dựng thành thời xưa đều là những vật liệu cơ bản như đá, đất, vôi. Để có được những nguyên liệu này, họ phải di chuyển một quãng đường rất xa và vô cùng vất vả mới mang được vật phẩm về. Họ đã tìm cách giảm sức lực để vận chuyển tối thiểu, từ việc tận dụng sức kéo của trâu, bò, ngựa,… hay lấy gỗ làm đòn bẩy,….
Người công nhân phải làm việc trong vòng 10 năm, làm việc dưới thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên bị đánh đập, nhiễm bệnh không có thuốc thang. Hầu hết họ đều xác định đã đi đến đây sẽ không quay lại.
Đằng sau một công trình tráng lệ, hùng vĩ là những câu chuyện cay đắng, nói lên sự tàn bạo của thời vua quan xưa.
Nguyên liệu bí mật xây thành
Thời đó, nguyên liệu xây thành đều là vật liệu thô sơ và cơ bản. Tuy nhiên, nhiều người đã tự hỏi vì sao, chỉ với đất, đá, vôi để xây mà Tường Thành vẫn đứng “sừng sững” qua hàng ngàn năm như vậy? Phải chăng là có bí quyết?
Theo các nghiên cứu khảo cổ của các nhà khoa học, người ta đã phát hiện ra một nguyên liệu đặc biệt trong lớp vữa trên những viên gạch xây thành, đó chính là gạo nếp.
Đây là một phát hiện lịch sử được các nhà khoa học công nhận. Công nhân xây dựng thành thời xưa đã trộn gạo nếp với vôi để tạo thành một hợp chất giúp kết dính các viên gạch và tạo ra một loại vữa đặc biệt.
Theo các chuyên gia về hóa học, gạo nếp chứa amylopectin – một hợp chất kết dính bền bỉ và vững chắc hơn bất kỳ nguyên liệu nào có thể sử dụng. Vì vậy, Vạn Lý Trường Thành vẫn “trường tồn” qua hàng ngàn năm.
3. Ý nghĩa của việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành
Với tồn tại lâu đời 2300 năm, Vạn Lý Trường Thành mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa to lớn của người dân Trung Quốc. Công trình này là minh chứng hùng hồn cho tài năng, sáng tạo và ý chí bền bỉ của người phong kiến Trung Quốc nói riêng và dân tộc Trung Hoa nói chung.
Không chỉ mang ý nghĩa quân sự, Vạn Lý Trường Thành còn đóng vai trò là điểm giao thương, buôn bán, trao đổi hàng hóa với các nước láng giềng.
Vào năm 1987, Vạn Lý Trường Thành đã trở thành niềm tự hào của người dân Trung Quốc và được Liên Hiệp Quốc công nhận là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Công trình này vẫn là công trình vĩ đại nhất, chưa có địa danh nào vượt qua nó.
Để xây dựng Vạn Lý Trường Thành, không chỉ tiêu tốn nguồn ngân sách khổng lồ mà còn là sức lực, mồ hôi và cả máu của hàng triệu lao động. Vì vậy, người dân Trung Quốc coi đây như một báu vật vô giá, họ đã tu sửa, bảo dưỡng để nơi này trở thành địa điểm tham quan cho du khách quốc tế muốn tới chiêm ngưỡng.
Hàng năm, Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc đón hàng vạn du khách tới tham quan, trở thành một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi du lịch Trung Quốc.
4. Sự thật ít người biết đến về Vạn Lý Trường Thành
- Vạn Lý Trường Thành là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Người Trung Quốc nói rằng, nếu bạn chưa đi hết Vạn Lý Trường Thành thì không phải là một người đàn ông đích thực.
- Xây dựng tường thành là hình phạt cho phạm nhân: Việc xây dựng tường thành là hình phạt phổ biến áp dụng cho các tù nhân phạm tội trốn thuế hay giết người. Để phân biệt họ với binh lính, nô lệ, dân nghèo, những tên phạm nhân này được cạo đầu, bôi đen mặt rồi trói tay chân tạo thành một chuỗi người.
- Vạn Lý Trường Thành có chiều dài thực là 21.196km.
- Những đoạn tường thành được gây dựng đầu tiên vào thời Xuân Thu hay thời Tần được làm chủ yếu bằng đất, đá. Cho tới thời nhà Minh mới được xây bằng gạch.
- Vì những người hy sinh trong quá trình xây dựng thành quá nhiều, xác của họ được hòa vào vôi, đá để xây thành. Nhưng thực chất vừa được làm từ gạo nếp.
- Dọc theo chiều dài của Vạn Lý Trường Thành có sự xuất hiện rất nhiều của các tháp canh, cầu thang, tháp đèn tín hiệu, khu vực hậu cần,…
- Chiều cao trung bình của Vạn Lý Trường Thành là 7-8m, chiều rộng khoảng 5-9m.
- Những bức tường thành được gây dựng từ giai đoạn đầu hầu như đã bị phá hủy.
- Nhiều nhà giả học cho rằng, Vạn Lý Trường Thành có thể nhìn thấy từ mặt trăng. Tuy nhiên điều này đã bị phác bác sau chuyến du thám không gian lần đầu tiên của loài người.
- Vạn Lý Trường Thành có rất nhiều tên gọi như “thành lũy”, “rào chắn”, “pháo đài”,…
- Vào năm 1605, sau sự tồn tại hơn 2 ngàn năm, Bento de Gois – Một người thám hiểm người Bồ Đào Nha đã đặt chân tới đây đầu tiên.
- Ước tính có tới 30% di tích đã biến mất hoàn toàn do sự tàn phá của thời tiết và con người.
5. Cảm nhận Vạn Lý Trường Thành
Khi du lịch Vạn Lý Trường Thành, bạn sẽ có thể khám phá vô số địa điểm ấn tượng tại đây như:
Sơn Hải Quan – Đây là cửa ải đầu tiên của tường thành, nơi duy nhất hướng ra biển. Nơi đây có phong cảnh vô cùng đẹp, hài hòa giữa núi non, biển cả và bầu trời. Bởi vậy, Sơn Hải Quản là cửa ai thu hút nhiều lượt khách tham qua nhất khi tới Vạn Lý Trường Thành.
- Badaling – Khu vực tường thành này có lượng du khách tới tham quan rất đông. Đây là một địa điểm đẹp, không khí thoáng đãng, xung quanh bởi rừng cây, đồi núi trập trùng tạo nên một bức tranh phong cảnh hấp dẫn. Để trải nghiệm này, bạn có thể thử dịch vụ cáp treo để chiêm ngưỡng cảnh vật tường thành từ trên cao. Chắc chắn sẽ mang lại cho bạn nhiều cảm hứng thú vị đó! Để đến được Badaling, bạn có thể sử dụng xe bus 877 từ trạm Deshengmen, dừng chân tại B2 Jishuitan. Giá vé mỗi chuyến là 12RMB. Nếu không muốn đi xe bus, bạn có thể lựa chọn xe lửa từ ga Huangtudian, giá vé là 6RMB.
- Mutianyu – Khu vực tường thành này cũng đã được trùng tu và cho du khách tham quan từ rất lâu. Tại đây có nhiều trải nghiệm thú vị như đi cáp treo, trượt xe ngắm núi. Để đến Mutianyu, bạn sẽ mất khoảng 30 phút di chuyển từ Bắc Kinh và qua 2 chặng xe bus. Đầu tiên, bạn bắt xe bus từ cửa E của trạm Dongzhimen hoặc lựa chọn xe bus 916. Sau đó, bạn phải chuyển sang xe H23, H24, H35 hoặc H36 tại Mutianyu. Giá vé của mỗi chuyến xe bus là 20RMB.
- Nhạn Môn Quan – Đây là cửa quan quan trọng của Vạn Lý Trường Thành trong hệ thống phòng thủ. Nơi này có cảnh quan tuyệt đẹp với rừng núi xanh mát vào mùa hè, sắc màu mùa xuân và khung trời vàng rực vào mùa thu và tráng lệ vào mùa đông.
- Gia Dục Quan – Địa hình xung quanh chỗ này là sa mạc và cát trắng. Những bức tường thành được xây dựng trên nền cát tạo nên một bức tranh sống động và tráng lệ.
6. Thời gian thích hợp đi Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành có 4 mùa: Xuân – Hạ – Thu – Đông. Bạn có thể tới đây bất kể mùa nào trong năm, vì mỗi mùa đều có cái hay và đặc biệt cần khám phá. Tuy nhiên, mùa Xuân và mùa Thu là hai mùa được nhiều du khách lựa chọn nhất.
Mùa hè ở Vạn Lý Trường Thành có thể rất nóng, với nhiệt độ lên đến 37°C. Dưới cái nắng gay gắt đó, bạn nên bảo vệ da cơ thể cẩn thận, tránh để bị cháy nắng.
Ngược lại, mùa đông ở Vạn Lý Trường Thành rất lạnh, với nhiệt độ có thể xuống -15°C. Khí hậu khắc nghiệt, bạn cần mang theo áo ấm khi du lịch vào mùa này!
Mùa thu và mùa xuân ở Vạn Lý Trường Thành cực kỳ thú vị. Đất trời xung quanh tràn đầy sắc màu. Mùa xuân vẫn còn lạnh, bạn cũng cần mang theo áo ấm nhé!
Vạn Lý Trường Thành là điểm đến du lịch thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Do đó, nếu bạn muốn có không gian riêng tư trong hình ảnh của mình, hãy tham quan những khu vực có ít người như Kim Sơn Lĩnh hoặc Hoàng Hoa Thành. Dù có ít người, nhưng nơi này vẫn đẹp và phù hợp để chụp ảnh sống ảo nhé!
7. Những lưu ý không thể bỏ qua khi du lịch Vạn Lý Trường Thành
- Săn vé giá rẻ: Nếu bạn may mắn có vé máy bay giá rẻ, chuyến đi của bạn sẽ được tiết kiệm hơn nhiều.
- Đặt trước khách sạn: Hãy đặt khách sạn trước để tránh tình trạng hết phòng và giá thuê cao.
- Không cần mang theo hộ chiếu: Khi du lịch Vạn Lý Trường Thành, bạn không cần mang theo hộ chiếu.
- Không có nhà vệ sinh: Hãy đi vệ sinh trước khi vào khu di tích.
Trên đây là tất tần tật thông tin bạn cần biết khi đến Vạn Lý Trường Thành. Hy vọng những chia sẻ này sẽ khiến bạn càng thêm yêu địa danh nổi tiếng này!
Nguồn ảnh: Pinterest
Bản dịch đã được chỉnh sửa bởi HEFC.