Nộp đơn xin cấp giấy phép VSATTP có lẽ là vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều người khi muốn mở quán ăn, nhà hàng hoặc đơn vị sản xuất kinh doanh thực phẩm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về việc nộp hồ sơ xin cấp giấy phép VSATTP.
Tại sao giấy phép VSATTP là bắt buộc?
Theo tài liệu từ Cục Quản lý chất lượng vệ sinh An toàn thực phẩm (ATTP) thuộc Bộ Y tế, hiện nay, số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm và người bị nhiễm độc thực phẩm vẫn còn khá cao. Trong đó, trường hợp chủ yếu là những người mắc bệnh nhiễm trùng do tiếp xúc với thực phẩm gây hại cho sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Đồng thời, sự khác biệt trong kết quả phân tích và kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng gây nên không ít khó khăn cho các nhà sản xuất và gieo rắc nỗi lo cho người tiêu dùng.
Vì vậy, giấy chứng nhận VSATTP là tài liệu bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên, do những khó khăn trong việc thực hiện hồ sơ và thủ tục, nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm vẫn chưa có được loại giấy tờ này.
Nếu bạn đang gặp phải tình huống này, chúng tôi khuyến khích bạn nên đi làm giấy chứng nhận VSATTP ngay. Với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ các đơn vị xin giấy phép VSATTP, chúng tôi sẽ giúp bạn có loại giấy này một cách nhanh chóng.
Chủ cơ sở có thể nộp đơn xin cấp giấy phép VSATTP ở đâu?
Trước khi xin giấy phép VSATTP, điều quan trọng đầu tiên mà bạn cần làm là xác định đơn vị có thẩm quyền cấp giấy phép này. Dưới đây là một số cơ quan có thẩm quyền:
1. Bộ công thương và sở công thương
Bộ công thương và sở công thương là các đơn vị có thẩm quyền cấp giấy phép đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở sản xuất rượu, bia, nước giải khát, sữa, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo. Cụ thể như sau:
Bộ công thương
Bộ công thương có quyền cấp giấy phép đủ điều kiện ATTP cho các hoạt động kinh doanh sau:
- Nhập khẩu thực phẩm, sản xuất rượu từ 3 triệu lít sản phẩm/năm trở lên.
- Sản xuất bia từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên.
- Sản xuất nước giải khát từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên.
- Sản xuất sữa chế biến từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên.
- Sản xuất dầu thực vật từ 50 nghìn tấn sản phẩm/năm trở lên.
- Sản xuất bánh kẹo từ 20 nghìn tấn sản phẩm/năm trở lên.
- Sản xuất bột và tinh bột từ 100 nghìn tấn sản phẩm/năm trở lên.
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương với siêu thị mini theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Sở công thương
Sở công thương có quyền cấp giấy chứng nhận hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công, phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế nhỏ hơn các cơ sở quy định của Bộ công thương.
2. Cục ATTP thuộc Bộ Y tế
Cục an toàn thực phẩm
Cục an toàn thực phẩm có quyền cấp giấy phép cho các sản phẩm như thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định.
Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm
Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm có quyền cấp giấy phép đối với công ty hoặc hộ kinh doanh nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp, bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
Phòng y tế – ủy ban nhân quận
Phòng y tế – ủy ban nhân quận có quyền cấp giấy phép cho các hộ kinh doanh cá thể có quy mô nhỏ hơn.
Thủ tục xin cấp giấy phép ATTP khá rườm rà và tốn kém thời gian, do đó, cần kiên nhẫn và chuẩn bị đầy đủ. Đặc biệt, từng loại hình kinh doanh thuộc các bộ quản lý khác nhau nên các giấy tờ thẩm định cũng khác nhau, từ đó có thể gây ra nhiều khó khăn ngay từ giai đoạn chuẩn bị hồ sơ.
Vậy làm sao để giải quyết tình trạng này? Chúng tôi gợi ý bạn nên tìm đến sự giúp đỡ từ một đơn vị chuyên môn như HEFC. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn quan trọng trong việc làm giấy phép VSATTP như:
- Tư vấn hoàn chỉnh về ngành nghề, hồ sơ và thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tư vấn khảo sát, chụp hình mặt bằng và sửa chữa cơ sở kinh doanh.
- Tư vấn đăng ký, hướng dẫn thi tập huấn, khám sức khỏe và tiếp đoàn thẩm định.
- Tư vấn xét nghiệm nước, thẩm định và thẩm định lại vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tư vấn tài liệu phục vụ quá trình thẩm định.
Thủ tục xin giấy phép vệ sinh ATTP
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép với các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận doanh nghiệp.
- Giải thích về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của nhà hàng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho nguyên liệu và món ăn phục vụ khách hàng tại nhà hàng.
- Bản sao giấy chứng nhận sức khỏe đầy đủ của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp tham gia xử lý và kinh doanh.
- Bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp tham gia chế biến và kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh ATTP tại cơ quan có thẩm quyền
Bước 3: Thẩm định
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan sẽ tiến hành thẩm định. Nếu hồ sơ nộp hợp lệ, đoàn thẩm định sẽ kiểm tra trực tiếp cơ sở kinh doanh và lập biên bản thẩm định.
Bước 4: Cấp giấy phép
Nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh. Trường hợp không đạt yêu cầu, cơ quan sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ sở.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nghi ngờ nào, hãy liên hệ ngay với HEFC để được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư hàng đầu của chúng tôi. Bạn cũng có thể gọi đến số hotline/zalo: 076 338 7788 để được tư vấn trực tiếp.
Thông tin được chỉnh sửa bởi: HEFC.